Thành công từ một mô hình thu gom, phân loại rác thải

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đường làng, ngõ xóm sạch sẽ là hình ảnh dễ nhận thấy ở các thôn của xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah kể từ khi mô hình “Hội Nông dân thu gom, phân loại rác thải và bảo vệ môi trường nông thôn” được triển khai thí điểm và nhân rộng đến nay.

Thành công của mô hình chính là sự đồng lòng và ủng hộ của bà con khi họ biết chính mình là người tạo được môi trường sống xung quanh sạch sẽ. Ban đầu, số hộ tham gia ít nhưng nhận thấy lợi ích của việc tự xử lý phân loại rác thải có tác động rất lớn đến môi trường sống của người dân nên bà con rất phấn khởi, nhờ đó số hộ tự đăng ký tham gia ngày một nhiều hơn.

 

Từ 4 thôn thí điểm ban đầu đến nay toàn xã đã nhân rộng ra 11 thôn và 1 làng thực hiện thu gom, phân loại rác thải theo 2 loại: chất thải không phân hủy và chất thải phân hủy.

Toàn xã có 16 thôn, làng với 1.998 hộ dân. Đại đa số người dân trong vùng triển khai dự án sống bằng nghề làm nông, một số buôn bán nhỏ lẻ và hầu hết sống dọc hai bên quốc lộ 14 và các trục liên thôn của xã. Ngày trước, chưa có trạm thu gom, rác thải sinh hoạt của người dân ở những khu vực này không biết đi đâu về đâu! Chỗ nào cũng có thể biến thành nơi xả rác, nhất là các loại rác thải rắn chưa được xử lý đúng cách. Một số hộ tự xử bằng phương pháp chôn lấp, đốt, nhưng cách này vẫn gây ô nhiễm môi trường sống.

Vậy mà giờ đây nỗi ám ảnh rác thải nông thôn không còn nữa, bà con trong xã không còn thói quen vứt rác bừa bãi ra đường, ra đồng, họ đã tự giác bỏ rác vào sọt, tập kết rác đúng nơi quy định. Nhờ vậy, các tuyến đường trên địa bàn xã trở nên phong quang, sạch sẽ hơn rất nhiều.

Với vai trò chính trong quá trình triển khai, Ban điều hành dự án tích cực đôn đốc các hộ tham gia mua sọt đựng rác, đồng thời ký hợp đồng với Công ty môi trường huyện Chư Pah đưa xe thu gom, vận chuyển rác đều đặn 2 lần/tuần.

Ông Quản Văn Dựng-Chủ tịch Hội Nông dân xã Nghĩa Hưng cho biết: Từ khi khởi động dự án, Hội Nông dân xã đã tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức, kiến thức bảo vệ môi trường; kỹ thuật thu gom, phân loại rác thải của hộ gia đình cho cán bộ và hội viên tại các thôn thí điểm; xây dựng các câu lạc bộ và tổ tự quản theo dự án quy định. Do đó, đã làm thay đổi nhận thức của người dân, họ đã biết cách khắc phục ô nhiễm môi trường, xây dựng môi trường ở vùng triển khai dự án xanh, sạch, đẹp; tạo ra nơi tham quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm để nhân rộng mô hình.  

Tuy nhiên, công việc hướng dẫn từng hộ dân biết cách phân loại rác vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định. Bên cạnh đó, kinh phí còn hạn hẹp nên 4 làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã chưa thực hiện được. Do đó xã cũng đang vận động người dân tự đào hố lấp rác tại vườn để đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh,

Mục tiêu trong thời gian tới, xã phấn đấu từng bước đưa công tác vệ sinh môi trường trở thành trách nhiệm của cả cộng đồng và đây cũng là một tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới nên cần thực hiện tốt hơn nữa.

Thảo Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.