Tập trung khắc phục, sửa chữa các công trình cấp nước nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trước thực trạng nhiều công trình cấp nước nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh bị hư hỏng, xuống cấp, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp cụ thể để tiến hành khắc phục, sửa chữa các công trình này, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân trên địa bàn. 
Nhiều công trình bị hư hỏng, xuống cấp
Công trình nước sạch buôn Liêng, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2009 với kinh phí hơn 1,5 tỷ đồng, phục vụ nhu cầu cho khoảng 200 hộ dân tại địa bàn. Công trình gồm trạm bơm, khuôn viên bảo vệ, phòng điều khiển, đài nước cao 12 m, giếng khoan đặt dưới chân đài… Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà công trình nước sạch này không hoạt động và đã bỏ hoang nhiều năm nay, cỏ mọc um tùm, khuôn viên trở thành nơi nhốt, thả gia súc… 
Công trình cấp nước ở buôn Liêng bỏ hoang nhiều năm nay ỏ mọc um tùm. Ảnh: Q.T
Công trình cấp nước ở buôn Liêng bỏ hoang nhiều năm nay cỏ mọc um tùm. Ảnh: Q.T
Ông Ksor Phí-Trưởng thôn buôn Liêng, xã Chư Drăng cho biết, công trình ngưng sử dụng từ năm 2013 và bỏ hoang từ đó đến nay. Nguyên nhân không sử dụng là do thiết bị hư hỏng, dân không có tiền đóng điện, nguồn nước bị nhiễm phèn. Từ lúc máy bơm nước bỏ hoang thì người dân tự đào giếng hoặc đi lấy nước mạch ở suối về dùng.
Tương tư, công trình nước sạch ở buôn Ngôm, xã Chư Drăng được xây dựng năm 2006, kinh phí 284 triệu đồng bằng nguồn vốn của chương trình 134 cũng trong tình không hoạt động nhiều năm nay. Dù công trình này nằm ngay trong khuôn viên của điểm trường buôn Ngôm thuộc Trường Mẫu giáo xã Chư Drăng nhưng cả thầy và trò điểm trường này cũng như người dân trong buôn không giám dùng nước từ công trình này, vì giếng nước nằm gần với khu nghĩa trang của buôn. 
Theo ông Nay Hem-Chủ tịch UBND xã Chư Drăng, huyện Krông Pa cho biết, hiện trên địa bàn có 4 công trình nước sinh hoạt không hoạt động nhiều năm nay, có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu do người dân không nộp tiền điện nên bị cắt điện, nước sử dụng bị nhiễm phèn... Còn công trình nước sinh hoạt ở buôn Ngôm do giếng khoan nằm gần nghĩa địa của buôn nên bà con sợ không dám dùng. 
Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Krông Pa, trên địa bàn huyện có 62 công trình cấp nước nông thôn tập trung thì có tới 23 công trình không hoạt động, 11 công trình hoạt động kém hiệu quả. Toàn tỉnh hiện có 313 công trình cấp nước nông thôn tập trung thì có 85 công trình không hoạt động, 41 công trình hoạt động kém hiệu quả…
Có nhiều nguyên nhân được ngành chuyên môn chỉ ra, trong đó do phần lớn các công trình xây dựng lâu năm nên xuống cấp, hư hỏng; một số công trình nguồn nước bị khô cạn và giảm lưu lượng do hạn hán; các công trình cấp nước tự chảy không thu tiền nước nên không có chi phí quản lý, bảo trì; các công trình sử dụng bơm động lực có thu tiền sử dụng nước thì không đủ chi phí quản lý, vận hành, bảo trì, sửa chữa.
Bên cạnh đó, ngân sách địa phương còn hạn chế nên khả năng hỗ trợ cho đơn vị quản lý là rất ít, không có cơ chế cấp bù giá nước; một số nơi ý thức sử dụng nước của người dân kém (xảy ra tình trạng chặt phá đường ống); đơn vị quản lý chưa thực hiện tốt công tác vận hành, quản lý, bảo trì, bảo dưỡng công trình. 
Đặc biệt, một số công trình đầu tư không đồng bộ, vì nguồn kinh phí xây dựng hạn chế nên việc đánh giá chất lượng nguồn nước chưa làm tốt khi lập dự án đầu tư, do đó xảy ra tình trạng chất lượng nguồn nước không đảm bảo nhưng khi đầu tư không có hạng mục xử lý nước… 
Tập trung sửa chưa, khắc phục
Sau khi kiểm tra công trình và tiếp thu ý kiến tham gia của các Sở, ngành, địa phương, Sở Nông nghiệp và PTNT đã hoàn chỉnh lại dự thảo “Kế hoạch đầu tư, sửa chữa, nâng cấp các công trình cấp nước nông thôn tập trung tỉnh Gia Lai giai đoạn 2017-2020” để trình UBND tỉnh phê duyệt. Nhằm thực hiện mục tiêu Chiến lược quốc gia cấp nước và vệ sinh nông thôn đến năm 2020, xây dựng nông thôn mới trong điều kiện biến đổi khí hậu, phấn đấu có 70% công trình bị hư hỏng, không hoạt động trở lên được khôi phục hoạt động bình thường đảm bảo nhu cầu cấp nước cho nhân dân trong phạm vi công trình…
Cần đánh giá chất lượng nguồn nước trước khi lập dự án đầu tư, tránh tình trạng nguồn nước không đảm bảo ở các công trình khi đưa vào sử dụng Ảnh: Q.T
Cần đánh giá chất lượng nguồn nước trước khi lập dự án đầu tư, tránh tình trạng nguồn nước không đảm bảo ở các công trình khi đưa vào sử dụng. Ảnh: Q.T
Theo kế hoạch, sẽ tiến hành sửa chữa, nâng cấp 53 công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung bị hư hỏng, xuống cấp trên địa bàn các huyện: Chư Pah, Chư Pưh, Mang Yang, Kong Chro, Đak Pơ, Đức Cơ, Kbang, Đak Đoa, Chư Prông, Ia Pa, Chư Sê, thị xã Ayun Pa, Krông Pa. Tổng kinh phí dự kiến để thực hiện khoảng 21 tỷ đồng, trong đó, ngân sách tỉnh gần 17,5 tỷ đồng; ngân sách địa phương 786 triệu đồng; nhân dân đóng góp gần 1,8 tỷ đồng; vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới 1,15 tỷ đồng. 
Cụ thể, tỉnh sẽ bố trí nguồn vốn ngân sách hàng năm, vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, vốn đóng góp của dân và các nguồn vốn khác để thực hiện kế hoạch sửa chữa, nâng cấp các công trình. Đồng thời, xây dựng và triển khai thực hiện phương án xử lý đối với các công trình cấp nước nông thôn tập trung đã giao cho đối tượng quản lý nhưng hoạt động kém hiệu quả; tăng cường tập huấn về công tác quản lý vận hành, khai thác và sử dụng công trình cấp nước nông thôn tập trung.
Bên cạnh đó, cần tập trung truyền thông thay đổi hành vi cho nhân dân tại các công trình được đầu tư sửa chữa, nâng cấp để vận động người dân tham gia đóng góp xây dựng và chi trả tiền sử dụng nước để vận hành và duy tu bảo dưỡng…
Quang Tấn

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

(GLO)- Trong cuộc sống có rất nhiều người sinh ra và lớn lên khi không may bị khiếm khuyết một phần của cơ thể, dù vậy, họ không chấp nhận phó mặc cho số phận mà nỗ lực vươn lên và tỏa sáng giữa đời thường.
Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

(GLO)- Dù bãi rác thải cũ của huyện ở thôn 4 (xã An Thành) đã đóng cửa nhưng nhiều người dân vẫn lén lút đổ rác, gây ô nhiễm môi trường. Huyện Đak Pơ chỉ đạo phòng chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp ngăn ngừa tình trạng đổ rác trái phép và cải tạo môi trường nơi đây.