Vườn nho rừng hút hàng ngàn người đến xem mỗi ngày

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vườn nho rừng độc đáo rộng 0,8 ha của ông Nguyễn Văn Thông (ngụ ấp Phước Tân 2, xã Phan, huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh) đang thu hút hàng ngàn lượt khách khắp nơi tìm đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

 

Vườn nho rừng độc đáo tại Tây Ninh đang thu hút khách khắp nơi đến chiêm ngưỡng
Vườn nho rừng độc đáo tại Tây Ninh đang thu hút khách khắp nơi đến chiêm ngưỡng



Ông Nguyễn Văn Thông, chủ vườn nho này cho biết, hiện khu vườn gia đình ông mỗi ngày thu hút 1.000 - 3.000 người, có hôm lên đến 5.000 người đến tham quan.

Bởi, ông Thông có cách làm khá lạ là mở cửa tự do cho khách đến tham quan, chụp ảnh miễn phí; được giữ xe miễn phí; dùng sản phẩm (mật nho và rượu vang nho rừng) miễn phí. Ai mua sản phẩm thì gia đình ông có thêm thu nhập, không mua cũng chẳng nhân viên nào ép.


 

Chủ vườn nho rừng - ông Nguyễn Văn Thông (ngụ ấp Phước Tân 2, xã Phan, huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh) kiểm tra chùm nho chín đen mộng
Chủ vườn nho rừng - ông Nguyễn Văn Thông (ngụ ấp Phước Tân 2, xã Phan, huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh) kiểm tra chùm nho chín đen mộng



Kể về quá trình đưa cây nho rừng về nhà trồng, ông Thông cho biết, hơn 5 năm trước, có dịp đi vào rừng, thấy cây nho dại trái nặng trĩu, chín rụng đầy gốc mà thấy tiếc lắm. Ông nghĩ đến câu chuyện từ rất xa xưa, ông bà đã biết lấy trái nho dại về ngâm rượu để uống giảm nhức mỏi, tăng cường sức đề kháng, công dụng như vậy sao chẳng thấy ai trồng để bảo quản giống cây này. Nghĩ đến đó, ông quyết tìm kiếm khắp nơi được gần 1.000 gốc. Về nhà, ông đốn toàn bộ khu đất trồng cây cao su thay thế bằng nho dại.

Những năm đầu, nho gần như chết sạch do cách chăm sóc nho dại hoàn toàn khác với cách chăm cây nho thông thường. Không từ bỏ, ông tiếp tục mày mò nghiên cứu lại cách trồng để thuần hóa giống nho dại này. Những năm tiếp sau đó, gốc nho dần bén rễ, cành lá tươi tốt bám lên giàn. Đến năm thứ 4, nhìn vườn nho trổ bông chi chít, cả nhà háo hức chờ đợi ngày thu hoạch.


 

Khi những trái nho ban đầu xuất hiện cũng là lúc vợ chồng ông Thông lo lắng vì không biết sẽ làm gì đối với khu vườn nho dại
Khi những trái nho ban đầu xuất hiện cũng là lúc vợ chồng ông Thông lo lắng vì không biết sẽ làm gì đối với khu vườn nho dại



Thế nhưng, đến lúc này, vợ chồng ông Thông lại rầu rĩ đến mất ngủ vì không biết thu hoạch xuống sẽ làm gì với số nho này. Lúc này, ông Thông lại vác ba lô đi gõ cửa doanh nghiệp từ Nam chí Bắc để xin được học nghề chế biến nho nhưng chẳng ai chịu nhận.

Trở về nhà, ông lân la dò hỏi, tìm hiểu trên mạng internet và thử chế biến rượu vang và mật từ trái nho rừng bằng cách của mình. Ông Thông kể: "Tôi làm đến chục mẻ nho đầu đều phải đổ bỏ, tốn chi phí gần 100 triệu đồng, chưa kể phải bỏ luôn những máy móc mua về chẳng làm được. Cho đến mẻ nho thứ 12, 13 mới thấy ổn".


 

Khách tham quan dùng thử miễn phí các sản phẩm nho rừng do ông Thông tự mày mò, nghiên cứu làm ra
Khách tham quan dùng thử miễn phí các sản phẩm nho rừng do ông Thông tự mày mò, nghiên cứu làm ra



Có được món rượu vang và mật nho, ông bày ra uống thử cùng gia đình. Thấy ngon, gia đình ông lại mang đi mời dòng họ, bà con thưởng thức. Thấy ai cũng tấm tắc khen, vợ chồng ông Thông như mở cờ trong bụng. Đến lúc này, ông Thông lại đôn đáo chạy khắp nơi xin làm thủ tục thành lập công ty tại nhà với tên gọi Công ty TNHH MTV Sản xuất rượu vang Vang Cy đồng thời đăng ký Cục Sở hữu trí tuệ nhãn hiệu Vang Cy sản xuất tại Tây Ninh, là loại rượu vang trái nho rừng và mật trái nho rừng.

Lúc đầu, ông không dám cho người dân vào trong vườn nho mà chỉ cho đứng bên ngoài nhìn vào vì sợ sẽ làm chết cây, hư trái. Nhưng càng về sau, lượng người tìm đến càng đông, ai cũng xin được chụp ảnh bên trong khu vườn. Chiều theo ý khách, ông Thông cho khách bước vào vườn khoảng 2-3 m tham quan. Nhưng lượng người đến tăng lên bất ngờ, ai cũng muốn 1 lần bước vào sâu bên trong để chụp ảnh. Sau nhiều đêm suy nghĩ lời đề nghị đó, vợ chồng ông Thông quyết định mở cửa tham quan miễn phí toàn bộ vườn nho. Chính nhờ điều này mà cuộc sống gia đình ông Thông thay đổi, sản phẩm mật nho và rượu vang nho rừng của ông bắt đầu thu hút du khách.

Giang Phương (Thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.