Vì sao đá ở gành Đá Đĩa Phú Yên có hình thù kỳ lạ?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Gành Đá Đĩa thu hút du khách không chỉ bởi cảnh đẹp mà còn vì địa hình độc đáo với những viên đá hình lục giác kỳ lạ, không phải nơi đâu cũng có.

 

 




1. Gành Đá Đĩa là điểm du lịch nổi tiếng ở đâu của Việt Nam?

Quy Nhơn
Phú Yên
Bình Định

Gành Đá Đĩa là điểm du lịch nổi tiếng bên bờ biển thuộc địa phận xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Để đến với thắng cảnh nổi tiếng này, từ thành phố Tuy Hòa, bạn xuôi theo quốc lộ 1A về hướng Bắc 30 km, đến thị trấn Chí Thạnh rẽ phải về hướng Đông 12 km. Ảnh: P.q.nhu.



 

 




2. Từ "gành" trong gành Đá Đĩa có nghĩa là gì?

Vùng đất gần bờ biển
Nơi nhiều khối đá hình lục giác nằm sát nhau
Vùng nước lợ

Trong từ điển tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê, ghềnh (hay còn gọi gành) là nơi lòng sông bị thu hẹp và nông, có đá lởm chởm nằm chắn ngang làm dòng nước dồn lại và chảy xiết. Theo một cách giải thích một cách đơn giản hơn, ghềnh là nhiều khối đá hình lục giác nằm sát nhau như những chồng đĩa lớn, độc đáo. Ảnh: Phuongthao.25.



 

 



3. Tên gọi khác của gành Đá Đĩa là gì?

Ghềnh Đá Đĩa
Ghềnh Đá Dĩa
Gành Đá Dĩa
Tất cả tên gọi trên đều đúng

Bốn cái tên thường được nhiều người gọi về địa danh này là ghềnh Đá Đĩa, ghềnh Đá Dĩa, gành Đá Đĩa, gành Đá Dĩa. Việc gọi tên này phụ thuộc vào từng vùng miền. Mỗi nơi lại có một cách gọi khác nhau theo ngôn ngữ địa phương sử dụng. Ảnh: Trangusa.


 

 




4. Theo truyền thuyết dân gian, ai/cái gì góp phần tạo nên gành Đá Đĩa?

Một người khổng lồ
Một kho báu
Cả hai.

Hai câu chuyện dân gian lưu truyền liên quan đến sự hình thành của gành đá đĩa. Theo đó, những khối đá lăng trụ khổng lồ được cho là do bàn tay của một vị thần khổng lồ nào đó khéo léo xếp chồng lên nhau. Một truyền thuyết khách lưu truyền rằng thắng cảnh này liên quan đến câu chuyện nhuốm màu thần thoại về kho báu biến thành đá. Ảnh: Wanmei2__.


 

 




5. Tại sao đá ở gành Đá Đĩa có hình thù kỳ lạ?

Vì con người tự tay tạo nên
Vì tàn tích của một công trình cổ đại
Vì núi lửa phun trào

Theo các nhà nghiên cứu khoa học, gành Đá Đĩa được hình thành từ dung nham núi lửa gần đó phun trào xuống biển. Sau đó, dòng dung nham gặp nước lạnh đông cứng lại, tạo thành đá rắn. Kết hợp hiện tượng di ứng lực, toàn bộ khối nham thạch bị rạn nứt đa chiều, tạo nên cảnh quan kỳ lạ. Ảnh: Tumcassie.



 

 




6. Địa điểm du lịch nào trên thế giới có địa hình tương tự gành Đá Đĩa?

Bãi biển Causeway Coast (Bắc Ireland)
Bãi biển Koekohe (New Zealand)
Bãi biển Rabida (Ecuador)

Giant’s Causeway là một trong những thắng cảnh du lịch nổi tiếng nhất của Bắc Ireland, trở thành Di sản Thiên nhiên Thế giới được UNESCO công nhận vào năm 1986. Tại đây, khoảng 40.000 cột đá bazan san sát nhau, vững chãi như một con đê, chạy dài khoảng 4 km. Ảnh: The Independent.

 

Vân Anh (theo zing)

Có thể bạn quan tâm

Quảng Ngãi: Đảo Bé Lý Sơn có gì mà được ví như 'thiên đường' giữa biển khơi?

Quảng Ngãi: Đảo Bé Lý Sơn có gì mà được ví như 'thiên đường' giữa biển khơi?

Đảo Bé, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi được ví như “thiên đường” du lịch giữa biển khơi, nơi đây sở hữu cảnh sắc hoang sơ, những vách đá trầm tích núi lửa hàng triệu năm, bờ cát trắng mịn, bờ biển đẹp... Chính vẻ đẹp vừa mộc mạc, vừa thơ mộng ấy đã mang lại sức hút riêng biệt cho vùng đất này.

Săn chỗ xem diễu binh dịp đại lễ

Săn chỗ xem diễu binh dịp đại lễ

Những ngày qua, từ khóa được nhắc tới nhiều nhất tại TP.HCM có lẽ là "lễ diễu binh, diễu hành 30.4". Hình ảnh từng khối diễu binh khổ luyện và buổi hợp luyện đầu tiên lần lượt được chia sẻ khắp các nền tảng, khiến người người, nhà nhà càng thêm háo hức, cấp tập đi "săn" chỗ đón sự kiện lịch sử.

Không gian văn hóa ẩm thực Kon Tum

Không gian văn hóa ẩm thực Kon Tum

Phát huy lợi thế và tiềm năng về phát triển kinh tế đêm của địa phương, UBND phường Quyết Thắng (thành phố Kon Tum) triển khai xây dựng Không gian văn hóa ẩm thực Kon Tum với quy mô 51 gian hàng trên khu đất rộng hơn 5.100m2 tại khu vực đường Bạch Đằng.