Tỷ phú trẻ khởi nghiệp từ cây ớt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Với mong muốn làm giàu ngay tại mảnh đất quê hương, anh Lê Văn Thôi, thôn 5, xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, đã thực hiện thành công mô hình trồng cây ớt an toàn xuất khẩu để vươn lên làm giàu.

Mô hình trồng cây ớt an toàn xuất khẩu giúp gia đình anh Thôi vươn lên làm giàu với thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm.
Mô hình trồng cây ớt an toàn xuất khẩu giúp gia đình anh Thôi vươn lên làm giàu với thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm.
Sinh ra và lớn trong một gia đình nghèo, sau khi tốt nghiệp Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, trải qua nhiều nghề nhưng vẫn không kiếm đủ tiền lo cho gia đình, năm 2005, anh Lê Văn Thôi quyết định về quê lập nghiệp và phát triển trồng trọt, chăn nuôi. Tuy vậy, những năm đầu chưa có kinh nghiệm, những lúc xảy ra thiên tai, dịch bệnh, khiến cây trồng, vật nuôi bị chết, hiệu quả kinh tế từ trồng trọt, chăn nuôi không cao.
Năm 2008, thông qua báo đài, intenet, anh Thôi nhận thấy thị trường trong và ngoài nước đang có nhiều doanh nghiệp cần nhập quả ớt cay về làm nguyên liệu chế biến tương và sản xuất dược liệu, anh đã vay vốn ngân hàng và bạn bè, người thân được 500 triệu đồng để thực hiện mô hình trồng cây ớt an toàn xuất khẩu. Anh Thôi đã nhập các giống ớt có chất lượng tốt và sử dụng 2 ha đất của gia đình để xây dựng mô hình mà mình ấp ủ.
Để cây trồng có chất lượng tốt, anh đã đầu tư hệ thống tưới tiêu, chọn thời điểm thích hợp để gieo giống, chăm sóc cây. Do ớt là cây có khả năng chống chịu thời tiết tốt nên anh trồng tập trung, tỉa cành trên từng thửa ruộng, bón phân định kì. Sau 3 tháng, mô hình trồng ớt an toàn của anh đã đơm hoa kết trái, thu hoạch được 1 tấn ớt.

Anh Lê Văn Thôi kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cây ớt trong vườn.
Anh Lê Văn Thôi kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cây ớt trong vườn.
Năm 2013, nhận thấy thị trường tiêu thụ ớt an toàn trên thế giới ngày một tăng cao, anh Thôi đã liên kết với nhiều doanh nghiệp để xuất khẩu ớt. Ngoài trồng ớt trên diện tích đất của gia đình, anh cũng mở rộng trồng ớt, bao tiêu sản phẩm và đầu ra cho người trồng ớt quanh vùng, giúp các hộ dân có thu nhập ổn định từ loại cây trồng này.
Nhờ kiên trì chịu khó, mô hình sản xuất ớt an toàn xuất khẩu của anh Thôi đã và đang đem lại cho gia đình anh thu nhập ổn định. Nếu như năm 2015, mô hình trồng ớt an toàn của gia đình anh chỉ có 2 ha thì nay đã mở rộng lên 5 ha. Ngoài ra, anh cũng trồng thêm các loài cây ăn quả, chăn nuôi để tăng thêm thu  nhập; đồng thời thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn nông sản Hoài An chuyên buôn bán sản phẩm ớt an toàn và phân phối thức ăn chăn nuôi, tạo việc làm cho 30 - 40 nhân công là người địa phương.
Các sản phẩm ớt của anh Thôi luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và được xuất khẩu bán sang các nước Hàn Quốc, Trung Quốc, cũng như được bán rộng rãi ở thị trường trong nước, chủ yếu tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Sơn La, Bình Phước.
Hiện thu nhập bình quân của gia đình anh đạt trên 1 tỷ đồng/năm. Anh cũng tạo việc làm cho 30 lao động với mức lương 4 - 5 triệu đồng/người/tháng.

Ruộng cây ớt an toàn của anh Lê Văn Thôi, thôn 5, xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Ruộng cây ớt an toàn của anh Lê Văn Thôi, thôn 5, xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Lê Văn Thôi còn năng động trong các hoạt động do Đoàn thanh niên xã Xuân Sinh tổ chức. Anh luôn chia sẻ và động viên, hỗ trợ các thanh niên trong xã chuyển giao khoa học, kĩ thuật mới để cùng vươn lên thoát nghèo. Mỗi năm, anh Thôi ủng hộ 10 - 20 suất quà tặng người nghèo trên địa bàn xã; ủng hộ 3 triệu đồng cho Đoàn Thanh niên xã Xuân Sinh tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao.
Đặc biệt, trong hai đợt giãn cách xã hội vì dịch COVID-19 vừa qua, anh Lê Văn Thôi đã tình nguyện tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn cùng chung tay phòng, chống dịch bệnh, tham gia các hoạt động cấp phát khẩu trang miễn phí cho người dân, chung tay đẩy lùi dịch COVID-19.

Ruộng trồng cây ớt an toàn của anh Lê Văn Thôi ở thôn 5, xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Ruộng trồng cây ớt an toàn của anh Lê Văn Thôi ở thôn 5, xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Chị Lê Thị Nhung, Bí thư Chi đoàn xã Xuân Sinh cho biết: Trên địa bàn xã có 25 đoàn viên, thanh niên đang thực hiện các mô hình phát triển kinh tế; trong đó anh Lê Văn Thôi là tấm gương điển hình, dám nghĩ, dám làm và luôn nỗ lực vượt qua khó khăn trong suốt quá trình khởi nghiệp, vươn lên làm giàu. Ngoài ra, anh Thôi luôn tiên phong đi đầu trong thực hiện phong trào lập thân, lập nghiệp, cống hiến sức mình cho quê hương. Những hành động tình nguyện của anh Thôi đang góp phần xây dựng hình ảnh đẹp cho đoàn viên, thanh niên trong các hoạt động tình nguyện, xung kích vì cộng đồng.
Nhờ những nỗ lực vượt khó trong suốt quá trình khởi nghiệp, anh Lê Văn Thôi đã vinh dự được nhận Bằng khen của Tỉnh đoàn Thanh Hóa về cống hiến của thế hệ trẻ trong các hoạt động Đoàn vào năm 2018, Bằng khen về thành tích thanh niên làm kinh tế giỏi vào năm 2017. Ngoài ra, anh được UBND huyện Thọ Xuân tặng Bằng khen về thành tích cá nhân sản xuất kinh doanh giỏi, đây là những kết quả xứng đáng đối với anh sau nhiều năm chăm chỉ, kiên trì khởi nghiệp.
Nguyễn Nam (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp 'không đụng hàng'

Khởi nghiệp 'không đụng hàng'

Từ những thực vật hoang dại, nhưng với sự sáng tạo và bàn tay khéo léo, nhiều startup đã cho ra đời những sản phẩm bất ngờ. Không chỉ nâng tầm giá trị tài nguyên sẵn có, họ còn tạo cơ hội đưa sản phẩm vươn xa.

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.