Triển khai các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

ỦY BAN NHÂN DÂN   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
     TỈNH GIA LAI 
                      Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 15/CĐ-UBND                       Gia Lai, ngày 09 tháng 8 năm 2012

                                       CÔNG ĐIỆN
Về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm,  
dịch tai xanh ở lợn, dịch lở mồm long móng gia súc trên địa bàn tỉnh



                      ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN:   

- Các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Công Thương, Y tế;
- Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố;
- Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum;
- Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh;
- Công an tỉnh;
- Các Chi cục: Thú y tỉnh, Quản lí thị trường, Quản lí chất lượng nông lâm nghiệp và thủy sản tỉnh;
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Gia Lai.
        
Hiện nay, dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh ở lợn tại một số nước trong khu vực và nước ta đang bùng phát và diễn biến phức tạp. Nguyên nhân dịch bùng phát và lây lan trong nước là do: Nhân dân ý thức chưa đầy đủ về nguy hiểm của dịch bệnh đối với sức khoẻ của con người và thiệt hại đến sản xuất chăn nuôi do dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh ở lợn gây ra; còn chủ quan, lơ là, chưa áp dụng đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch. Các cơ quan chức năng thiếu kiểm tra, kiểm soát nhập khẩu, vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch từ các nước có dịch qua biên giới vào nước ta nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng.     

Trước tình hình trên, UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành chức năng và toàn thể nhân dân trên địa bàn tỉnh không được chủ quan lơ là mà phải chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch, ngăn chặn, không cho các dịch bệnh gia súc, gia cầm lây lan vào tỉnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1108/CĐ-TTg ngày 31/7/2012. Trong đó tập trung triển khai các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh ở lợn, dịch lở mồm long móng gia súc theo các nội dung sau:

1. UBND các huyện, thị xã, thành phố:  

a) Tuyên truyền, vận động, phổ biến cho dân trên địa bàn, người chăn nuôi nhận thức rõ, đầy đủ về triệu chứng bệnh cúm gia cầm, bệnh tai xanh ở lợn, bệnh lở mồm long móng gia súc và nguy hại của dịch bệnh đối với sức khoẻ con người, thiệt hại đến sản xuất chăn nuôi để người chăn nuôi chấp hành đầy đủ,  nghiêm túc các quy định của Nhà nước về phòng, chống dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh ở lợn, dịch lở mồm long móng gia súc; khi có gia súc, gia cầm bị ốm, chết phải báo cáo ngay cho chính quyền địa phương, cơ quan thú y để kiểm tra, xác định dịch bệnh và triển khai các biện pháp chống dịch; tuyệt đối không được dấu dịch, không ăn tiết canh gia súc, gia cầm và ăn thịt gia súc, gia cầm bị ốm, chết; không bán chạy và vứt xác gia súc, gia cầm chết bừa bãi. Nếu hộ gia đình, tổ chức nào vi phạm quy định này phải xử lí nghiêm khắc theo đúng quy định của phát luật.

b) Chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn và Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật của các huyện, thị xã, thành phố tổ chức giám sát việc chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, buôn bán gia súc, gia cầm đến tận thôn, làng, bản, tổ dân phố. Quy rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, người đứng đầu các cấp chính quyền cấp huyện, xã và thôn, làng, bản trong phòng chống, khoanh vùng xử lí ngăn chặn dịch bệnh; trách nhiệm của người chăn nuôi trong phòng, chống dịch bệnh và tiêu huỷ gia súc, gia cầm bệnh, chết khi có dịch xảy ra trên địa bàn.

c) Khi có dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh ở lợn, dịch lở mồm long móng gia súc xảy ra phải báo cáo đồng chí Bí thư Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để tham gia phòng, chống dịch, bảo vệ sản xuất chăn nuôi của địa phương, sức khỏe và tính mạng của nhân dân.

d) Nghiêm túc thực hiện quy định của Nhà nước về chống dịch như: Kiểm soát chặt chẽ khu vực có dịch; cắm biển báo vùng dịch; nghiêm cấm vận chuyển, giết mổ, bán chạy gia súc, gia cầm bệnh ra khỏi ổ dịch; vệ sinh tiêu độc khử trùng tiêu diệt mầm bệnh để ngăn chặn bệnh tái phát, lây lan; tiêu hủy bắt buộc với lợn bị chết do mắc bệnh tai xanh và gia cầm bị bệnh, chết do mắc bệnh cúm gia cầm.

e) Cùng Chi cục Thú y tỉnh triển khai thực hiện tốt công tác tiêm vắc xin phòng dịch cho đàn gia súc đợt II năm 2012 và công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường và phòng chống dịch bệnh.

f) Chủ động sử dụng ngân sách địa phương để hỗ trợ cho nhân dân bị thiệt hại do dịch bệnh cúm gia cầm, tai xanh, lở mồm long móng theo đúng quy định; nếu vượt khả năng tài chính của địa phương thì báo cáo về UBND tỉnh để xem xét, hỗ trợ.

g) Hàng tuần báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh động vật, công tác phòng chống dịch và kiến nghị về Chi cục Thú y tỉnh để tổng hợp báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh khi có dịch xảy ra (gửi báo cáo về Chi cục Thú y trước 09 giờ  thứ 5 hàng tuần trong thời gian có dịch).

h) Các huyện có biên giới với Nước Bạn Campuchia tập trung chỉ đạo chính quyền xã và thôn, làng, bản vận động người dân cam kết không tham gia vận chuyển, buôn bán gia cầm, gia súc (kể cá sản phẩm gia cầm, gia súc) không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch từ Nước Camphuchia vào tỉnh; phối hợp với các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc nhập khẩu gia súc, gia cầm (sản phẩm gia súc, gia cầm) qua biên giới, nhất là nhập khẩu qua đường tiểu ngạch, vận chuyển, buôn bán vào tỉnh ta; xử lí nghiêm khắc các đối tượng vi phạm theo đúng quy định pháp luật

2. Sở Nông nghiệp và PTNT:

a) Tiếp túc phổ biến các triệu chứng bệnh tai xanh ở lợn, bệnh lở mồm long móng gia súc, bệnh cúm gia cầm và hướng dẫn cụ thể các biện pháp phòng, chống dịch cho các ngành, các cấp trong tỉnh để triển khai công tác phòng, chống dịch có hiệu quả.

b) Đôn đốc các thành viên Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật của tỉnh (theo nhiệm vụ đã phân công) thường xuyên đi kiểm tra, nhắc nhở UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tập trung triển khai công tác phòng chống dịch.

c) Chỉ đạo Chi cục Thú y tỉnh:

- Phối hợp với ngành công an, quản lí thị trường tăng cường lực lượng, phương tiện để thực hiện tốt nhiệm vụ chốt chặn tại các Trạm kiểm soát dịch bệnh động vật. Kiên quyết không cho nhập gia súc, gia cầm (kể cả sản phẩm gia súc, gia cầm) không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch và từ các tỉnh đang xảy ra dịch tai xanh ở lợn, dịch lở mồm long móng gia súc, dịch cúm gia cầm vào tỉnh ta; xử phạt vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

- Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin đợt II năm 2012 cho đàn gia súc theo Kế hoạch tiêm phòng năm 2012 đã được duyệt; thường xuyên tổ chức vệ sinh môi trường, phun hóa chất khử trùng tiêu độc các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, mua bán và phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm.

- Tăng cường kiểm tra việc chấp hành công tác kiểm dịch động vật, vệ sinh thú y tại các sơ sở chăn nuôi, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh (nhất là việc bày bán gia súc, gia cầm tại các chợ).

d) Chỉ đạo Chi cục Quản lí chất lượng nông lâm và thủy sản tỉnh thường xuyên kiểm tra chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh và xử lí vi phạm theo đúng quy định.

e) Khi có dịch tai xanh ở lợn, dịch lở mồm long móng gia súc, dịch cúm gia cầm xảy ra phải lấy mẫu gửi xét nghiệm và tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh công bố dịch theo đúng quy định; triển khai cấp bách các biện pháp cách lí, bao vây, khống chế, dập tắt ngay dịch bệnh (đối với dịch cúm cầm phải tiêu huy ngay gia cầm mắc bệnh).  

f) Tổng hợp, báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh động vật, công tác phòng chống dịch và đề xuất gửi về UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo (gửi báo cáo về UBND tỉnh trước 14 giờ thứ 5 hàng tuần trong thời gian có dịch xảy ra).

3. Sở Công Thương:

a) Đặc biệt tăng cường lực lượng cán bộ quản lí thị trường để phối hợp với chính quyền địa phương các huyện biên giới, lực lượng thú y, Công an để kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm trên địa bàn các huyện biên giới, không để gia súc, gia cầm (kể cả sản phầm gia súc, gia cầm) chưa qua kiểm dịch, không nguồn gốc xuất xứ vào tiêu thụ trên địa bàn hoặc vận chuyển đi tiêu thụ ở các tỉnh khác.   

b) Chủ trì phối hợp với Chi cục Thú y, Công an tỉnh kiểm tra việc mua bán gia súc, gia cầm (sản phẩm gia súc, gia cầm) tại các trung tâm thương mại, chợ, vận chuyển trên đường và xử lí vi phạm theo quy định.

4. Sở Y tế: Chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch cúm A(H5N1) ở người khi có dịch xảy ra.

5. Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Tăng cường ngăn chặn việc nhập lậu gia súc, gia cầm vào tỉnh qua Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh và qua đường Biên giới. Xử lí nghiêm các đối tượng vi phạm theo quy định pháp luật.

6. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Gia Lai: Phối hợp với các sở, ngành chức năng và địa phương thông tin, tuyền truyền kịp thời các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh để các cấp, các ngành và nhân dân chủ động phòng chống dịch bệnh có hiệu quả.

Nhận được Công điện này, yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công Thương, Sở Y tế, Công an tỉnh, Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum, Bộ Chỉ huy Bộ đôi Biên phòng tỉnh, Chi cục Thú y tỉnh, Chi cục Quản lí chất lượng nông lâm nghiệp và thủy sản tỉnh, Chi cục Quản lí thị trường, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Gia Lai, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện.


Nơi nhận:                                                    TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
- Như trên;                                                               KT. CHỦ TỊCH  
- Thường trực Tỉnh uỷ (b/c);                                     PHÓ CHỦ TỊCH
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;                            
- Thường trực UBMTTQVN tỉnh;
- Chánh VP, các Phó CVP UBND tỉnh;                            Đã ký
- Lưu VT, KTTH, NL.                                               Đào Xuân Liên
                             

 

Có thể bạn quan tâm

Phê duyệt Kế hoạch phòng-chống dịch bệnh động vật

Phê duyệt Kế hoạch phòng-chống dịch bệnh động vật

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 104/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch phòng-chống dịch bệnh động vật và thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2017. Đồng thời, giao Sở Nông nghiệp và PTNT là đơn vị chủ quản triển khai, Chi cục Chăn nuôi và Thú y là đơn vị thực hiện.
Thanh tra kiểm tra doanh nghiệp không quá một lần/năm

Thanh tra kiểm tra doanh nghiệp không quá một lần/năm

(GLO)- Đó là chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 239/UBND-NC. Theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo các sở ban ngành liên quan của tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc, đúng chỉ đạo của Chính phủ và UBND tỉnh về công tác thanh kiểm tra doanh nghiệp hàng năm, cũng như tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.
Tăng cường bảo hộ quyền tác giả

Tăng cường bảo hộ quyền tác giả

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Tăng cường năng lực quản lý và thực thi có hiệu quả pháp luật bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
Ban hành Kế hoạch chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng bắp

Ban hành Kế hoạch chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng bắp

(GLO)- Tỉnh Gia Lai là địa phương được Trung ương hỗ trợ 100% về giống để chuyển đổi từ đất trồng lúa chuyển sang trồng bắp theo Quyết định số 915/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, với tổng kinh phí do Trung ương hỗ trợ gần 12,7 tỷ đồng. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã có Quyết định số 978/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng bắp từ vụ Đông Xuân năm 2016-2017 đến vụ Đông Xuân năm 2018-2019 trên địa bàn tỉnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo một số nhiệm vụ liên quan Tết Đinh Dậu 2017

Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo một số nhiệm vụ liên quan Tết Đinh Dậu 2017

(GLO)- Trên cơ sở thực hiện tinh thần Chỉ thị số 11-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chỉ thị số 33/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ liên quan Tết Đinh Dậu-năm 2017, UBND tỉnh yêu cầu các sở ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố đảm bảo các dịch vụ công thông suốt để phục vụ đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong dịp Tết. Tổ chức các hoạt động đón năm mới thiết thực, tiết kiệm, lành mạnh, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc, phong tục tập quán của địa phương.
Ban hành quy định về cấp giấy phép xây dựng

Ban hành quy định về cấp giấy phép xây dựng

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Quyết định số 49/2016/QĐ-UBND ban hành Quy định về cấp giấy phép xây dựng (GPXD) trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước là chủ đầu tư xây dựng công trình, các tổ chức và cá nhân có liên quan đến công tác cấp GPXD trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, quy định rõ về điều kiện cấp GPXD, cấp GPXD có thời hạn, phân cấp thẩm quyền cấp và điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi GPXD…
Gia Lai: Bổ sung giá đất

Gia Lai: Bổ sung giá đất

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 51/2016/QĐ-UBND, về việc bổ sung giá đất một số đoạn đường, tuyến đường vào Mục B-Bảng phân loại đường và giá đất ở đô thị ban hành kèm theo Quyết định số 26/2014/QĐ-UBND ngày 30-12-2014 của UBND tỉnh về việc ban hành bảng giá các loại đất trên địa bàn thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai năm 2015 (áp dụng trong giai đoạn 2015-2019).
Bổ nhiệm, điều động nhân sự công an, quân đội, Viện KSNDTC

Bổ nhiệm, điều động nhân sự công an, quân đội, Viện KSNDTC

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định bổ nhiệm Thiếu tướng Nguyễn Nam Hải giữ chức Phó trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ. Bộ Công an quyết định biệt phái Thiếu tướng Lê Đình Nhường giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội. Viện trưởng Viện KSND Tối cao quyết định luân chuyển, bổ nhiệm nhân sự cao cấp của ngành.
Công bố biểu trưng huyện Chư Sê

Công bố biểu trưng huyện Chư Sê

(GLO)- Theo Quyết định số 497/QĐ-UBND do Chủ tịch UBND huyện Chư Sê Nguyễn Hồng Linh ký ngày 2-11-2016, biểu trưng (logo) của huyện Chư Sê thuộc bản quyền tác giả, quản lý, sở hữu của UBND huyện Chư Sê từ ngày 27-10-2016, được sử dụng trên các ấn phẩm và vật phẩm có liên quan đến huyện Chư Sê.