Tour Tết bị hủy hàng loạt, doanh nghiệp du lịch lại làm đơn cầu cứu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trước những thiệt hại dồn dập và nặng nề do hàng loạt tour Tết Nguyên đán 2021 bị huỷ và những "cú đấm bồi" của dịch Covid-19 trước đó, doanh nghiệp du lịch tiếp tục kiến nghị chính sách hỗ trợ.
Ngày 1-2, Hiệp hội Du lịch TP HCM (HTA) đã gửi văn bản đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, UBND TP HCM và các cơ quan liên quan kiến nghị về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.
Theo Hiệp hội Du lịch TP HCM, sau các ca nhiễm Covid-19 mới ở Hải Dương, Quảng Ninh…, du khách đã đồng loạt hoãn, hủy tour, chương trình du lịch, đặc biệt là các tour Tết đã đăng ký trước đó. Điều này một lần nữa chồng chất khó khăn cho doanh nghiệp du lịch khi phải hoàn lại tiền cọc hoặc dời ngày vô thời hạn đối với khách hàng, trong khi vẫn phải thanh toán tiền cho các đơn vị cung ứng dịch vụ, thương lượng để cùng chia sẻ rủi ro.

Doanh nghiệp du lịch tiếp tục gặp khó khăn do dịch Covid-19. Trong ảnh: Du khách tham quan một điểm đến ở Quảng Ninh.
Doanh nghiệp du lịch tiếp tục gặp khó khăn do dịch Covid-19. Trong ảnh: Du khách tham quan một điểm đến ở Quảng Ninh.
Trước những thiệt hại dồn dập và nặng nề của đại dịch đến doanh nghiệp, Hiệp hội Du lịch TP kiến nghị cơ quan chức năng có chủ trương linh hoạt hơn nữa để doanh nghiệp cầm cự vượt qua đại dịch.
Theo đó, Hiệp hội Du lịch TP HCM kiến nghị miễn hoặc giảm 50% thuế GTGT cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhà hàng, cơ sở lưu trú, vận chuyển, lữ hành, du lịch đến hết năm 2021. Vì hiện đa số doanh nghiệp lữ hành đều không có doanh thu, phải bù lỗ do phát sinh lãi vay và các chi phí khác…
Miễn tiền thuê đất đối với doanh nghiệp du lịch trong năm 2021 và 2022. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận gói vay ưu đãi lãi suất 0%, để giữ chân người lao động, cũng như đẩy nhanh tiến độ phục hồi. Đồng thời, kéo dài thời gian trả nợ ngân hàng đến hạn để doanh nghiệp không rơi vào phát sinh nợ xấu.
Doanh nghiệp du lịch cũng kiến nghị miễn phí cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, nội địa, thẻ hướng dẫn viên du lịch trong năm 2021. Giảm giá điện với các cơ sở kinh doanh nhà hàng, khách sạn trong năm nay; cho phép doanh nghiệp du lịch và người lao động chậm nộp BHXH năm nay đến hết tháng 6-2022, đồng thời điều chỉnh quy định về quyền lợi bảo hiểm thất nghiệp năm 2021…
Trước đó, Sở Du lịch TP HCM cho biết do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trở lại ở một số địa phương Quảng Ninh, Hải Dương…, tình trạng khách hủy tour ở các công ty du lịch đang gia tăng. Thậm chí, các chương trình tour đi miền Trung, Phú Quốc, Nha Trang, Hà Nội, Đà Lạt cũng bị hủy, tập trung đa số khách đoàn, khách lẻ vẫn đang cân nhắc.
Thái Phương. Ảnh: Lam Giang (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Khách quốc tế tới Việt Nam tăng mạnh

Khách quốc tế tới Việt Nam tăng mạnh

Trong 4 tháng đầu năm nay, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 7,7 triệu lượt người, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Người châu Á đến Việt Nam du lịch nhiều nhất, đạt gần 6 triệu lượt người nhờ chính sách thị thực thuận lợi và tổ chức các ngày lễ lớn của dân tộc.

Khách Tây đội nón tai bèo, quấn khăn rằn hòa cùng không khí hào hùng 30/4

Khách Tây đội nón tai bèo, quấn khăn rằn hòa cùng không khí hào hùng 30/4

Sáng 30/4, khu vực trung tâm TPHCM rợp cờ đỏ sao vàng và kín đặc người dân đổ về xem diễu binh, diễu hành. Giữa dòng người reo hò là hình ảnh du khách nước ngoài đội nón tai bèo, quấn khăn rằn, hòa mình vào không khí hào hùng của đại lễ 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước.

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

(GLO)- Một ngày giữa tháng Tư, tôi có chuyến thăm TP. Hồ Chí Minh. Như tín hiệu của vũ trụ, có điều gì đó thôi thúc tôi phải về với nơi mà 50 năm về trước, cả dân tộc vỡ òa trong niềm vui của ngày đại thắng, thống nhất non sông.