"Tôi giải mã được bí ẩn khu vực có Lăng mộ Vua Quang Trung…”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ông Nguyễn Đắc Xuân
Ông Nguyễn Đắc Xuân

Đi tìm vị trí lăng mộ Vua Quang Trung là đáp ứng lòng mong mỏi của dân tộc Việt. Người Huế mà đáp ứng được sự mong mỏi ấy thì vị trí văn hóa lịch sử của Huế sẽ được nâng cao hơn nữa, và cũng sẽ thu hút khách du lịch đến Huế nhiều hơn nữa”. Với suy nghĩ này, trong nhiều năm qua, Nhà Nghiên cứu Huế- Nguyễn Đắc Xuân đã bỏ nhiều công sức để đi tìm dấu vết Cung điện Đan Dương- nơi được xem là vị trí lăng mộ Vua Quang Trung. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông xung quanh vấn đề này.

* Ông có thể cho biết về những cơ sở để ông khẳng định Cung điện Đan Dương chính là lăng mộ Vua Quang Trung tọa lạc tại phủ Dương Xuân, nay thuộc phường Trường An, TP. Huế?

- Một nguyên chú trong bài thơ Cảm hoài của Ngô Thì Nhậm cho tôi biết “Cung điện Đan Dương là sơn lăng phụng chứa bảo y tiên hoàng ta”. Một nguyên chú khác trong thơ Phan Huy Ích cho biết: Khi ông ở trọ trong một ngôi chùa để làm việc với Thái sư Bùi Đắc Tuyên ở chùa Thiền Lâm, “bọn tiểu giám giữ lăng thường đến hầu rượu” với ông. Lăng vua mới có tiểu giám giữ và phải ở gần chùa Thiền Lâm thì mới “thường đến hầu rượu” Phan Huy Ích được. Điều này chứng tỏ lăng Vua Quang Trung ở gần chùa Thiền Lâm. Chùa Thiền Lâm ở ấp Bình An, phía Nam sông Hương và phía Bắc đàn Nam Giao, nguyên là một bộ phận của Phủ Dương Xuân- Cung điện Mùa đông thời các chúa Nguyễn do Hòa thượng Khắc Huyền khai sơn.

Nhưng Đại Nam Nhất Thống Chí xuất bản đời Duy Tân lại viết “chùa Thiền Lâm do Hòa thượng Thạch Liêm dựng” và chùa nằm trên đất “An Cựu”. Chứng tỏ nhà Nguyễn cố tình viết sai lịch sử chùa Thiền Lâm. Vì sao? Cũng trong cuốn địa lý-lịch sử này viết về Phủ Dương Xuân rất to lớn đẹp đẽ, nhưng “tự kinh binh loạn kim thất kỳ xứ” (từ khi chiến tranh với loạn (Tây Sơn) địa điểm của Phủ mất tích). Vì sao địa điểm một cái phủ to lớn như thế có thể mất tích? Pierre Poivre trong bút ký Kỹ hành (Voyage) cho biết vào năm 1749, ông đã đến Cung điện Mùa Đông (tức Phủ Dương Xuân) trên một cái gò, có một cánh nhìn ra sông, trước Cung điện có một cái hồ...

Từ thông tin của Poivre, từ chùa Thiền Lâm tôi đi tìm dấu tích Phủ Dương Xuân. Lại gặp một vùng hoang địa bên phía Tây chùa Thiền Lâm, có đủ những cảnh vật mà Poivre đã viết. Vùng hoang địa này có những cái giếng hoang, dân địa phương gọi là “giếng loạn”, có nhiều mồ chôn gọi là “mã loạn”, có “Cồn bông sứ” chứng tỏ nơi đây từng là nơi cung điện thờ cúng trồng bông sứ. Trong vùng hoang địa này thế kỷ thứ XIX bị cấm dân chúng lai vãng, đến đầu thế kỷ XX các quan đại thần mới đến lập nghĩa địa, cho xây chùa để giữ nghĩa địa, phát hiện nhiều gạch đá táng cột, đá lát, ghế đá, chóp trụ đá và nhiều loại đá lạ khác từ dưới đất bị nước mưa chảy xói trơ ra, hoặc đào đất bắt gặp nhiều nơi.

Vùng này trước là đất của xã Dương Xuân, cũng có tên là Long Sơn, sau triều Nguyễn đổi lại là ấp Bình An (giống như triều Nguyễn đã đổi Quy Nhơn thành Bình Định, Tây Sơn thành An Tây) ở  quê hương phong trào Tây Sơn.  Những thứ đá ấy chứng tỏ nơi đây từng là một vùng cung điện, với nhiều kiến trúc, nơi thờ cúng (bông sứ) đã bị đập phá chôn vùi xuống đất với nhiều chữ “loạn” có liên hệ đến phong trào Tây Sơn/Nguyễn Huệ-Quang Trung. Trong vùng có nhiều giếng nước bỏ hoang chứng tỏ trước đây có nhiều người ở. Cụ Phó bảng Nguyễn Đình Hiến- Phủ doãn Thừa Thiên- đã từng đến đây, đã rất khó hiểu về vùng đất hoang này. Trong bia văn Cổ Kính Trùng Viên Thuyết viết về một trong những cái giếng hoang trong vùng này, cụ Phó bảng đã đặt câu hỏi: “Cái giếng này do ai bắt đầu đào? Vào thời nào? Vì sao lại bỏ hoang?”. Lời bình của người bạn đồng châu Quảng Nam của cụ Phó bảng viết “Câu chuyện này, trong cái nhỏ thấy cái lớn”. Bia văn với lời bình dựng từ năm 1930 (hiện nay Phòng Văn hóa- Thông tin TP. Huế giữ), nhưng mãi đến nay tôi mới trả lời được cụ Nguyễn “Vì nó là nguồn nước của quan quân triều Quang Trung, kẻ thù của triều Nguyễn đã bị triệt hạ nên nó bị bỏ hoang”. Và qua đó cũng nói rõ “cái lớn” mà cụ Thượng thư bộ Binh triều Nguyễn Phạm Liệu không dám nói thẳng “Ấy là Cung điện Đan Dương-sơn lăng của Hoàng đế Quang Trung”.

Công trình nghiên cứu của tôi không những giải mã được bí ẩn khu vực có Lăng mộ Vua Quang Trung đã từng bị quật phá ở đâu mà còn giải mã được nhiều bí ẩn giấu trong nhiều sử sách, các chùa ở Huế, văn thơ, ca dao ở vùng đất Thuận Hóa Phú Xuân này.

* Từ khi ông đưa ra phát hiện này hẳn có nhiều phản biện, nhiều ý kiến khác nhau. Những phản biện này có gợi mở cho ông thêm những hướng tìm tòi mới?

- Công trình nghiên cứu Đi tìm dấu tích Cung điện Đan Dương- sơn lăng của Hoàng đế Quang Trung của tôi đã xuất bản thành sách, đã được Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đánh giá về chất lượng khoa học, đã đưa lên internet ba bốn năm nay và hiện nay vẫn còn giữ nguyên trong nhiều trang Web trên thế giới, đã trình bày nhiều nơi, đã có hàng trăm người tham gia ý kiến, trong đó có một số ý kiến phản biện. Nhưng tất cả những phản biện ấy đều thiếu cơ sở khoa học nên không giúp được gì cho tôi. Trái lại, sau các phản biện ấy tôi càng tin công trình của tôi hơn. Theo tôi, sự thực chỉ có một, tôi nghĩ rằng tôi đã tìm được sự thực ấy nên không nghĩ đến bất cứ một hướng tìm tòi nào khác nữa.  

* Ông có cho rằng cần phải có những hội thảo mang tầm lớn hơn, mang tính quốc gia chẳng hạn, để đi đến sự thống nhất trong cách tiếp cận, tìm tòi về lăng mộ Quang Trung, bởi đây là vấn đề rất được nhiều người quan tâm?

- Trong cuộc Hội thảo khoa học về Nguyễn Huệ- Quang Trung cuối năm 2008 tại Huế và Hội nghị Ban Chấp hành Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức tại Huế hồi trung tuần năm 2009 vừa rồi, GS. Phan Huy Lê đã phát biểu và nhắc lại nhiều lần đại ý rằng, về tài liệu và lý luận trong công trình Đi tìm dấu tích Cung điện Đan Dương- sơn lăng của Hoàng đế Quang Trung có giá trị khoa học, không thể phủ nhận được, cho nên Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và tỉnh Thừa Thiên- Huế cùng với ngành khảo cổ học sẽ tổ chức một hội thảo khoa học xem xét những thông tin khoa học và hiện vật, cảnh quan thực địa ở ấp Bình An, phường Trường An có khớp với nhau không. Nếu khớp thì chúng ta mới tính đến việc tôn tạo Cung điện Đan Dương như thế nào. Tôi đang chờ cuộc hội thảo ấy. Mới đây, đồng chí Hồ Xuân Mãn- Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế có cho tôi biết: “Việc dựng tượng Quang Trung- Nguyễn Huệ trên núi Bân xong, tỉnh sẽ tính đến việc xây dựng Cung điện Đan Dương”, tôi rất hy vọng vào điều đó.

* Xin cảm ơn ông.

Thanh Vân (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Văn hóa bản địa trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Văn hóa bản địa trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

(GLO)- Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) đã bước sang giai đoạn mới (2011-2015) với sự thay đổi, hoàn thiện một số tiêu chí, quy định công nhận danh hiệu văn hóa. Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông PHẠM VĂN AN- Thường trực Ban chỉ đạo (BCĐ) Trung ương phong trào TDĐKXDĐSVH về những nét mới trong giai đoạn tiếp theo của phong trào này.
“Nâng cấp từ trung cấp lên cao đẳng nghề- hướng đến đào tạo đa ngành nghề”

“Nâng cấp từ trung cấp lên cao đẳng nghề- hướng đến đào tạo đa ngành nghề”

Nhân dịp khai giảng năm học mới 2011-2012, phóng viên Báo Gia Lai có cuộc trao đổi với Th.s Trần Văn Kiệm- Hiệu trưởng trường Trung cấp Nghề Gia Lai xung quanh việc nâng cấp trường từ trung cấp lên cao đẳng nghề hướng đến đào tạo đa ngành nghề gắn với nhu cầu xã hội góp phần giải quyết việc làm.
Phụ nữ Gia Lai: Năng động, sáng tạo, bình đẳng và phát triển bền vững

Phụ nữ Gia Lai: Năng động, sáng tạo, bình đẳng và phát triển bền vững

Nhân kỷ niệm 81 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20-10-1930 – 20-10-2011) và thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Gia Lai lần thứ XII, nhiệm kỳ 2011-2016, phóng viên Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với bà Trần Ngọc Chi-Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.
Công tác tự kiểm tra phát hiện hành vi tham nhũng còn hạn chế

Công tác tự kiểm tra phát hiện hành vi tham nhũng còn hạn chế

Những năm qua, công tác phòng- chống tham nhũng được các cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm thực hiện. Tuy vậy, quá trình triển khai thực hiện còn gặp khó khăn thách thức. Phóng viên Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Vương Hồng Quế- Phó Trưởng ban kiêm Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng- chống tham nhũng tỉnh Gia Lai xung quanh vấn đề này.
PGS. TS Nguyễn Khắc Sử: Góc nhìn mới về văn hóa và con người Tây Nguyên

PGS. TS Nguyễn Khắc Sử: Góc nhìn mới về văn hóa và con người Tây Nguyên

Năm 2006, trong khi thi công xây dựng công trình thủy điện Plei Krông (trên sông Krông Pô Kô- Kon Tum), người ta đã khám phá ra một quần thể di tích của người tiền sử nằm sâu dưới lòng đất. Từ đó đến nay, các nhà khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam do PGS. TS Nguyễn Khắc Sử- Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học, Trưởng phòng Nghiên cứu Thời đại đồ đá chủ trì, đã tiến hành khai quật, nhằm giải mã những bí ẩn của di tích này.
Nơi gặp gỡ của những thể nghiệm

Nơi gặp gỡ của những thể nghiệm

Từ 17-8, tại Gia Lai sẽ diễn ra một trong những hoạt động nghệ thuật được xem là lớn nhất năm 2011: Triển lãm Mỹ thuật khu vực Nam miền Trung- Tây Nguyên lần thứ 16. Nhà thơ Thu Loan- Phó Chủ tịch Hội Văn học- Nghệ thuật tỉnh, Trưởng ban tổ chức triển lãm, cho biết những nét mới của triển lãm lần này:
Hãy chung tay chia sẻ nỗi đau da cam!

Hãy chung tay chia sẻ nỗi đau da cam!

Nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh hóa học mà quân đội Mỹ để lại trên chiến trường Việt Nam nói chung, tỉnh Gia Lai nói riêng cho đến hôm nay vẫn còn rất nặng nề. Ngày 10-8-2011 đánh dấu tròn 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam. Đây là một kỷ niệm buồn đối với nhân dân Việt Nam. Nhân kỷ niệm 50 năm thảm hoạ da cam ở Việt Nam, Báo Gia Lai có cuộc phỏng vấn ông Phạm Thế Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai
Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu kém chất lượng

Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu kém chất lượng

Dù còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Trung thu, tuy nhiên tại TP. Pleiku (Gia Lai) hiện nay đã có nhiều điểm bắt đầu trưng bày, bán các sản phẩm bánh truyền thống trong dịp lễ này. Về việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, Báo Gia Lai có cuộc trao đổi với ông Đoàn Mạnh Thắng-Chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm.
Nhà văn Nguyễn Khắc Trường: Để văn học không xa lạ với đời sống

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường: Để văn học không xa lạ với đời sống

Nhà văn Nguyễn Khắc Trường sinh năm 1946 tại Thái Nguyên. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1982. Là một nhà văn viết tiểu thuyết và truyện ngắn, trong đó tác phẩm được xem là tiêu biểu nhất của ông là “Mảnh đất lắm người nhiều ma”-giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1991.
Hiệu quả bước đầu thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ

Hiệu quả bước đầu thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ

Cùng với các ngành, các cấp nỗ lực thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, ngành Tài chính tỉnh đã có những cố gắng nhất định trong thời gian qua. Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Dũng-Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tài chính xung quanh nội dung này.
Càng thương đau, càng bản lĩnh

Càng thương đau, càng bản lĩnh

Vừa trở về từ Tokyo, với mối quan hệ thân tình, Tiến sĩ Nguyễn Chí Nghĩa đã dành cho Báo Gia Lai cuộc trò chuyện ngắn xoay quanh thảm họa động đất và sóng thần vừa xảy ra vào thượng tuần tháng 3 làm chết hàng chục ngàn người và tàn phá nhiều làng mạc, thành phố của Nhật Bản.