Tìm giải pháp phục hồi cho du lịch Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hội thảo “Du lịch Việt Nam- Phục hồi và phát triển trong bối cảnh mới” do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội phối hợp với Bộ VH-TT-DL tổ chức dự kiến sẽ diễn ra ngày 25-12, tại Cửa Lò, Nghệ An. Hội thảo nhằm tìm giải pháp kịp thời, tháo gỡ khó khăn, tham mưu đưa ra những quyết sách mang tính đột phá nhằm tạo động lực cho du lịch trong bối cảnh mới.
Hội thảo là diễn đàn để các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các tổ chức về du lịch trong nước và quốc tế trao đổi, chính quyền địa phương, đánh giá tác động của dịch bệnh Covid-19 đến ngành du lịch.
Đồng thời nhận diện những cơ hội và thách thức đặt ra đối với du lịch Việt Nam giai đoạn hiện nay. Các đại biểu cũng thảo luận về quan điểm, định hướng, giải pháp để phục hồi và phát triển du lịch trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, đề xuất kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ có giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, quyết định những chính sách đột phá để phục hồi và phát triển du lịch trong bối cảnh mới.
Hội thảo được tổ chức theo hình thức tương tác giữa các diễn giả (panelists) và các đại biểu tham dự. Phiên chuyên đề thảo luận về những vấn đề chung của ngành du lịch và tập trung vào các nội dung: Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật; xu hướng, giải pháp phục hồi, phát triển du lịch; công nghệ số trong phục hồi, phát triển du lịch.
Ban tổ chức mời các đại diện tổ chức lữ hành thế giới, tổ chức du lịch thế giới chia sẻ bài học kinh nghiệm vượt qua khủng hoảng Covid-19 để phát triển du lịch. Ở phiên toàn thể, các đại biểu thảo luận quanh câu chuyện phục hồi, phát triển du lịch trong bối cảnh thích ứng linh hoạt.
Trong phiên này, hội thảo sẽ nghe báo cáo trung tâm về “Tác động của dịch Covid-19; thực trạng và giải pháp phục hồi du lịch Việt Nam 2022- 2023” của chuyên gia Cấn Văn Lực; báo cáo của Bộ VH-TT-DL về “Định hướng, giải pháp và lộ trình phục hồi, phát triển du lịch trong bối cảnh mới”, tham luận “Du lịch toàn cầu- xu hướng phục hồi và phát triển” do Tổng Thư ký Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) Zurab Pololikashvili trình bày, tọa đàm bàn tròn do chuyên gia cao cấp Võ Trí Thành điều phối...
Hội thảo kỳ vọng sẽ thu được các đề xuất cụ thể, đột phá về thể chế, các chính sách ưu tiên để hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ ngành du lịch phục hồi và phát triển trong tình hình mới. Các giải pháp tập trung vào việc mở cửa du lịch an toàn, ứng dụng chuyển đổi số, tạo ra sản phẩm phù hợp với xu thế và tình hình mới...
Ngày 21- 12, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho biết hội chợ du lịch trực tuyến “Cất cánh du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu 2021” sẽ được tổ chức trên sàn thương mại điện tử www.dulichbariavungtau.com- www.dulich.baria-vungtau.gov.vn từ ngày 23- 12 đến 2-1-2022. Hội chợ Du lịch trực tuyến tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ ưu đãi hấp dẫn từ 50%-100%, các gói voucher mua trước- sử dụng sau… Đây cũng là cơ hội để khách du lịch toàn quốc có thể tận dụng để đặt mua các ưu đãi hấp dẫn về tour du lịch, khách sạn- lưu trú, đặc sản… của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
MAI AN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Xem phim rồi check-in Bàu Trắng

Xem phim rồi check-in Bàu Trắng

Những ngày qua, sau khi phim “Lật Mặt 8” mang tên “Vòng tay nắng” với những cảnh quay tại Khu du lịch Bàu Trắng (huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) khởi chiếu tại các rạp thì ngày càng có nhiều người đến check-in hơn với các địa danh được nhắc đến trong phim.

Biển đảo Phú Yên - vẻ đẹp nguyên sơ gọi mời

Biển đảo Phú Yên - vẻ đẹp nguyên sơ gọi mời

Với đường bờ biển dài đến 189 km, trải dọc từ vịnh Xuân Đài ở phía Bắc đến Hòn Nưa nơi cực Nam, Phú Yên sở hữu kho tàng thiên nhiên biển đảo phong phú và quyến rũ, là điểm đến hấp dẫn trong mùa hè cho những ai yêu thích vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng và chân thực.

Một cung đường, nhiều dấu ấn

Một cung đường, nhiều dấu ấn

(GLO)- Cung đường từ thị trấn Vĩnh Thạnh lên xã vùng cao Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định) giờ đã được bê tông hóa, ô tô đi lại thuận tiện, mở ra một không gian trải nghiệm nhiều dấu ấn với đèo dốc, rừng già, bên dòng sông Côn xanh biếc cùng bao câu chuyện văn hóa-lịch sử nơi đây.

null