Thừa Thiên-Huế: Tổ chức Lễ hội Điện Huệ Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Lễ hội điện Huệ Nam (hay còn gọi là Lễ hội điện Hòn Chén) là lễ hội dân gian truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na của một bộ phận dân cư xứ Huế nói riêng và cả nước nói chung. Đây là nét đẹp thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt, Di sản Văn hóa phi vật thể đã được UNESCO vinh danh.

Sáng 5-8 (nhằm ngày 8-7 Âm lịch), Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế phối hợp Trung tâm Festival Huế, Ban Bảo trợ Điện Huệ Nam tổ chức Lễ hội Điện Huệ Nam. Lễ hội diễn ra đến hết ngày 7-8 (nhằm ngày 10-7 Âm lịch). Lễ hội thường được cử hành vào tháng Ba và tháng Bảy âm lịch hàng năm.

Bằng án (Thuyền rồng đôi) cung nghinh Thánh Mẫu và Hội đồng Ngự Long thuyền di chuyển về Điện Huệ Nam. Ảnh Mai Trang/TTXVN
Bằng án (Thuyền rồng đôi) cung nghinh Thánh Mẫu và Hội đồng Ngự Long thuyền di chuyển về Điện Huệ Nam. Ảnh Mai Trang/TTXVN



Ngay từ sáng sớm, nhiều khách hành hương và người dân đã có mặt tại Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo (đường Chi Lăng, thành phố Huế) để tham gia các nghi thức của Lễ hội Điện Huệ Nam.

Một trong những nét đặc sắc nhất của Lễ hội là hoạt động rước Thánh Mẫu bằng thuyền trên sông Hương.

Hơn 70 bằng và châu án (tức thuyền Rồng đôi và đơn) cung nghinh Thánh Mẫu và Hội đồng Tứ phủ xuôi theo dòng sông Hương, lên thượng nguồn đến Điện Huệ Nam. Bên trong thuyền được đặt long kiệu Thánh Mẫu và hòm sắc vua phong cùng các vật thờ cúng như tán, tàn, cờ, quạt.

Đoàn cung nghinh Thánh Mẫu tại Lễ hội Điện Huệ Nam.
Đoàn cung nghinh Thánh Mẫu tại Lễ hội Điện Huệ Nam. Ảnh Mai Trang/TTXVN



Đoàn rước hàng trăm người tái hiện nét văn hóa truyền thống tín ngưỡng độc đáo, phô diễn đa dạng trang phục cổ xưa đầy sắc màu kết hợp với các hình thức diễn xướng, vũ điệu đặc trưng của tín ngưỡng Thờ Mẫu.

Lễ hội Điện Huệ Nam còn có các hoạt động độc đáo khác như: Lễ Chánh tế, cầu nguyện cho Quốc thái dân an, Lễ Cáo yết và Lễ Hoàn tạ. Ngoài các lễ chính, khách hành hương còn được tham gia sinh hoạt hội lễ tại các bằng án (thuyền Rồng đôi)... với các làn điệu chầu văn xứ Huế đặc sắc. Các hoạt động tràn đầy màu sắc và sôi động, thu hút hàng vạn lượt người từ các tỉnh trong cả nước về với lễ hội.

Đây được xem là một Festival văn hóa dân gian, cộng đồng đặc trưng của vùng đất Cố đô Huế.

GIA BẢO

 

Có thể bạn quan tâm

Khách quốc tế tới Việt Nam tăng mạnh

Khách quốc tế tới Việt Nam tăng mạnh

Trong 4 tháng đầu năm nay, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 7,7 triệu lượt người, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Người châu Á đến Việt Nam du lịch nhiều nhất, đạt gần 6 triệu lượt người nhờ chính sách thị thực thuận lợi và tổ chức các ngày lễ lớn của dân tộc.

Khách Tây đội nón tai bèo, quấn khăn rằn hòa cùng không khí hào hùng 30/4

Khách Tây đội nón tai bèo, quấn khăn rằn hòa cùng không khí hào hùng 30/4

Sáng 30/4, khu vực trung tâm TPHCM rợp cờ đỏ sao vàng và kín đặc người dân đổ về xem diễu binh, diễu hành. Giữa dòng người reo hò là hình ảnh du khách nước ngoài đội nón tai bèo, quấn khăn rằn, hòa mình vào không khí hào hùng của đại lễ 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước.

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

(GLO)- Một ngày giữa tháng Tư, tôi có chuyến thăm TP. Hồ Chí Minh. Như tín hiệu của vũ trụ, có điều gì đó thôi thúc tôi phải về với nơi mà 50 năm về trước, cả dân tộc vỡ òa trong niềm vui của ngày đại thắng, thống nhất non sông.