Thủ tướng phê bình 13 bộ ngành, địa phương giải ngân chậm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tại buổi kiểm tra việc thực hiện giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2017 của tổ công tác của Thủ tướng sáng nay, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP truyền đạt lời Thủ tướng phê bình các bộ ngành, địa phương có vốn giải ngân chậm dưới 20%.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết có 13 bộ ngành, địa phương giải ngân vốn chậm dưới 20%.

Đó là các bộ: KH-ĐT, Ngoại giao, Y tế; Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Dân tộc, Thông tấn xã VN, Hội Cựu chiến binh VN và các tỉnh thành: Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương, Tây Ninh, TP.HCM, Bình Phước.

 

 

Ứng vốn rồi gửi ngân hàng

"Thủ tướng rất gắt gao việc này và liên tục nhắc tôi chuyển lời đến các bộ trưởng, chủ tịch các tỉnh giải ngân chậm. Nguyên nhân chậm trễ này trước hết thuộc về lãnh đạo các bộ ngành, địa phương”, Bộ trưởng Dũng nói.

Ngoài chậm có vấn đề về thủ tục, trong chỉ đạo về thi công còn chậm trễ, năng lực đơn vị tư vấn, chỉ đạo không quyết liệt…

Có đơn vị có tiền không tiêu được do thủ tục, do giải phóng mặt bằng.

“Thậm chí có đơn vị còn đẩy tiến độ giải ngân lên để ứng vốn nhưng gửi ngân hàng, tăng tỉ lệ giải ngân lên nhưng tiền ấy không vào đầu tư phát triển. Đấy là những 'nghệ thuật', mẹo không tốt mà Thủ tướng nhắc nhở”, Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh và lưu ý phải minh bạch, công khai, tiền phải phục vụ đúng mục tiêu.

Ông cũng chỉ ra có những đơn vị có khối lượng vốn lớn nhưng rất khắt khe trong ứng vốn liên quan đến thủ tục, chỉ có chúng ta với chúng ta thôi nhưng không dám ứng tiền cũng làm chậm trễ. Có những đơn vị do quy trình, giải ngân nhưng lập dự án chậm.

Từ bất cập này, Thủ tướng giao Bộ KH-ĐT tập hợp những vướng mắc, điều chỉnh gỡ vướng để nâng cao hiệu quả đầu tư công.

“Tinh thần làm sao có giải pháp mạnh nhất để tháng 8, 9 tập trung giải ngân quyết liệt, không chấp nhận có tiền, có vốn mà không tiêu được do chỉ đạo không quyết liệt”, Bộ trưởng Dũng nói.

Thay cán bộ năng lực yếu kém

Ông cũng nhắc lại lệnh của Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành có biện pháp quyết liệt, ngay cả việc xem xét năng lực cán bộ nếu không đáp ứng được thì xem xét thay thế.

Còn nếu do giải phóng mặt bằng không tốt thì phải trực tiếp chỉ đạo. Tinh thần là tập trung giải ngân tốt, lãnh đạo các bộ ngành, địa phương vào trực tiếp làm.

“Nếu tháng 10 các đơn vị không giải ngân, Thủ tướng sẽ điều chuyển vốn. Năm ngoái nơi nào giải ngân chậm năm nay giao vốn cũng phải xem xét rất chặt chẽ”, Chủ nhiệm VPCP lưu ý.

Theo Bộ Tài chính, sau khi được đôn đốc, tình hình giải ngân các đơn vị này đã có chuyển biến tích cực, một số đơn vị đạt trên 20%.

Cập nhật mới nhất của Bộ Tài chính, tính đến 30/6, một số cơ quan, địa phương đã đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 20% như Ủy ban Dân tộc, Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh.

Tỷ lệ giải ngân thấp có Hội Cựu chiến binh (4,5%), Bộ Ngoại giao (5,1%), Ngân hàng Nhà nước (5,8%); Thông tấn xã VN (8,5%), Bộ KH-ĐT (13,3%), Bộ Y tế (16%).

Tổ công tác đánh giá, việc chậm trễ giải ngân vốn đầu tư công được cho là một “điểm nghẽn” đối với tăng trưởng kinh tế.

Nếu không có các giải pháp cấp bách để thúc đẩy tiến độ giải ngân sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng của nền kinh tế, trong khi tỷ lệ và nghĩa vụ vay trả nợ công ngày càng có nguy cơ tăng cao.

Việc giải ngân chậm còn khiến Chính phủ phải gánh lãi của dân. Hết năm 2017, nợ công sẽ tăng lên mức 65% GDP chạm trần mức QH đề ra. Nợ công chạm trần, Chính phủ sẽ phải tính đến vay nợ trong nước.

Theo đánh giá của tổ công tác, để vay nợ, bù đắp bội chi, các công cụ điều hành vĩ mô như công cụ lãi suất, tỷ giá… sẽ được sử dụng. Điều này sẽ gây áp lực lên lạm phát và toàn bộ nền kinh tế. Việc huy động từ phát hành trái phiếu chính phủ xong rồi không “tiêu” được, “chậm tiêu” lại quay nằm ở ngân hàng là “luẩn quẩn”.

Thu Hằng/vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.