Thêm 3.985 ca mắc Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các tỉnh, thành có số ca mắc cao: TP.HCM (1.205), Bình Dương (471), Đồng Nai (417), Đắk Lắk (266), An Giang (220).
Nội dung chính
Tổng số ca mắc mới trong ngày là 3.985, ghi nhận tại 50 tỉnh, thành phố.
Số bệnh nhân qua đời là 56, trong đó, TP.HCM có 33 trường hợp.
Trong 24 giờ qua, 1.440.566 liều vaccine phòng Covid-19 đã được tiêm.
Số ca nhiễm tăng nhẹ
Tính từ 17h ngày 21/10 đến 17h ngày 22/10, Hệ thống Quốc gia Quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 3.985 ca nhiễm mới, gồm 8 ca nhập cảnh và 3.977 F0 ghi nhận trong nước.
Số ca mắc mới trong ngày tăng 359 ca so với hôm qua, được ghi nhận tại 50 tỉnh, thành phố, với 1.782 ca trong cộng đồng.
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP.HCM (-50), Tây Ninh (-38), Cà Mau (-28).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (+266), An Giang (+46), Sóc Trăng (+39).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 3.400 ca/ngày.
Từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 881.522 ca nhiễm, đứng thứ 40/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với tỷ lệ số ca nhiễm trên 1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 154/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.951 ca nhiễm).
Trong đợt dịch thứ 4 đến nay, số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 876.788 ca. Trong đó, 800.509 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Chỉ một tỉnh trải qua 14 ngày không ghi nhận F0 mới, đó là Bắc Kạn.
17 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Ninh Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu, Hải Phòng, Tuyên Quang, Thái Bình, Kon Tum, Hưng Yên, Điện Biên, Thái Nguyên, Hòa Bình.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (423.406), Bình Dương (227.799), Đồng Nai (60.498), Long An (34.071), Tiền Giang (15.392).
Tình hình điều trị, vaccine
Về điều trị: Theo số liệu do sở y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý Covid-19 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, số F0 khỏi bệnh trong ngày là 5.202 ca. Tổng số ca bệnh được điều trị khỏi đến nay là 803.326.
Ngành y tế đang điều trị cho 3.073 bệnh nhân thể nặng, trong đó, 16 ca được can thiệp EMCO.
Về ca tử vong: Trong ngày, Việt Nam ghi nhận 65 ca tử vong tại TP.HCM (33), Bình Dương (7), An Giang (7), Long An (3), Kiên Giang (2), Đồng Nai (1), Bình Thuận (1), Bình Phước (1), Sóc Trăng (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 71 ca.
Tổng số F0 tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 21.543 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca nhiễm.
So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Về xét nghiệm: Trong 24 giờ qua, nước ta đã thực hiện 109.941 xét nghiệm cho232.134 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4 đến nay đã thực hiện 21.459.257 mẫu cho 58.792.283 lượt người.
Về tiêm chủng: Trong ngày 20/10, 1.440.566 liều vaccine Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 70.488.694 liều, trong đó, tiêm 1 mũi là 50.334.724 liều, tiêm mũi 2 là 20.153.970 liều.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nhận định số ca mắc ở TP.HCM vẫn còn cao, do đó, thành phố cần tái cơ cấu hệ thống y tế phù hợp với tình hình mới.
Hiện tại, ngành y tế cần tiếp tục phát huy bài học kinh nghiệm qua đợt dịch này, không lơ là chủ quan trong tình hình mới.
"Quan điểm của Bộ Y tế là các cơ sở điều trị Covid-19 phải sẵn sàng, bởi chúng ta không thể đưa đến trạng thái zero Covid-19 khi mà bệnh nhân Covid-19 vẫn còn. Do đó, nâng cao tinh thần sẵn sàng phòng, chống dịch tại cơ sở y tế rất quan trọng", Thứ trưởng nói.
Bộ Y tế cũng đang chuẩn bị tiêm vacicne cho trẻ, tập trung nhóm 16-18 tuổi. Nguồn vaccine sẽ ưu tiên cho một số đơn vị sắp đưa học sinh trở lại trường học. Khi có kế hoạch từ Bộ Y tế, các địa phương phải tổ chức tiêm ngay.
Theo Phương Anh (zingnews.vn)

Có thể bạn quan tâm

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.