Thành phố Hồ Chí Minh: Phố lồng đèn nhộn nhịp đón Trung thu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Trải qua hơn 50 năm hình thành, phố lồng đèn Lương Nhữ Học, quận 5, là điểm đến hấp dẫn, thu hút người dân, trẻ em và các du khách tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Người dân lựa chọn các mẫu lồng đèn về trang trí cho căn nhà. (Ảnh: Thu Hương/TTXVN)

Người dân lựa chọn các mẫu lồng đèn về trang trí cho căn nhà. (Ảnh: Thu Hương/TTXVN)

Những ngày cận kề Trung thu, cuối mỗi giờ chiều, phố lồng đèn Lương Nhữ Học, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, lên đèn, rực rỡ sắc màu.

Trải qua hơn 50 năm hình thành, nơi đây là điểm đến hấp dẫn, thu hút người dân, trẻ em và các du khách tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Phố lồng đèn trên đường Lương Nhữ Học dài khoảng 200m, là nơi vừa sản xuất, vừa buôn bán lồng đèn. Nhằm phục vụ khách tham quan, mua sắm, các gian hàng tại đây đã trưng bày hàng trăm loại lồng đèn truyền thống xen lẫn hiện đại với đủ mẫu mã, màu sắc và kích thước phong phú.

Cùng gia đình tới tham quan, mua sắm tại phố lồng đèn, chị Bùi Hồng Bảo Linh, ngụ tại quận Bình Thạnh, chia sẻ: "Đây là địa chỉ quen thuộc để gia đình tôi ghé thăm mỗi dịp Trung thu hằng năm. Phố lồng đèn có rất nhiều sản phẩm lạ mắt, đa dạng nên ngoài chụp ảnh, mua đồ chơi cho con, tôi còn có thể mua đồ để mang về trang trí cho gia đình.”

Phố lồng đèn là điểm đến hấp dẫn của người dân, trẻ em và các du khách tại Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Thu Hương/TTXVN)

Phố lồng đèn là điểm đến hấp dẫn của người dân, trẻ em và các du khách tại Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Thu Hương/TTXVN)

Còn theo Lê Nguyễn Quỳnh Trang, sinh viên Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, năm nào em cũng cùng bạn bè tới phố lồng đèn để vui chơi, mua sắm và chụp hình lưu giữ lại không khí rộn ràng nơi đây.

Theo một số tiểu thương, những năm trước, lồng đèn điện tử được các chủ cửa hàng dành phần lớn gian hàng để bày bán thì năm nay, đèn truyền thống như đèn ông sao, con cá, con bướm... với sắc đỏ của giấy màu được ưa chuộng hơn. Giá bán các loại lồng đèn cũng ở mức ổn định. Ngoài ra, năm nay có có mẫu lồng đèn giỏ tre con vịt, con thỏ rất thu hút du khách, với giá bán dao động từ 40.000-60.0000 đồng/chiếc.

Mẫu lồng đèn giỏ tre hình con vịt và con thỏ được nhiều bạn trẻ ưa chuộng. (Ảnh: Thu Hương/TTXVN)

Mẫu lồng đèn giỏ tre hình con vịt và con thỏ được nhiều bạn trẻ ưa chuộng. (Ảnh: Thu Hương/TTXVN)

Anh Huỳnh Khánh Hưng, một tiểu thương có gian hàng tại phố lồng đèn Lương Nhữ Học, cho biết năm nay, giá lồng đèn không tăng, một số loại còn giảm so với Trung thu năm trước. Tùy theo kích thước, mẫu mã mà các loại lồng đèn có giá khác nhau. Lồng đèn kích thước nhỏ có giá dao động từ 20.000-100.000 đồng/chiếc, lồng đèn lớn hơn có giá 200.000 đồng/chiếc trở lên.

Theo anh Hưng, thời điểm này, nhiều loại lồng đèn đã cháy hàng, cửa hàng chủ yếu tập trung vào bán sỉ.

Nhiều gia đình cho trẻ em tới vui chơi và chọn lồng đèn cho dịp Trung thu sắp tới. (Ảnh: Thu Hương/TTXVN)

Nhiều gia đình cho trẻ em tới vui chơi và chọn lồng đèn cho dịp Trung thu sắp tới. (Ảnh: Thu Hương/TTXVN)

Tương tự, tại một gian hàng khác, chị Nguyễn Lê Thủy Tiên, tiểu thương, cho biết thị trường lồng đèn đã khởi sắc trở lại. Mặc dù Trung thu năm nay không có nhiều mặt hàng mới so với mọi năm, chủ yếu là lồng đèn giấy truyền thống và lồng đèn điện tử nhưng lượng khách tăng khoảng 70%. Trung bình một ngày, cửa hàng của chị bán được khoảng 700-800 chiếc lồng đèn.

Bên cạnh tham quan, mua sắm, phố lồng đèn còn có nhiều hàng quán bán đồ ăn, thức uống, tham gia trò chơi có thưởng… Các gian hàng cũng được nhiều gia đình cùng các bạn trẻ chọn trải nghiệm và thưởng thức. Tất cả đã tạo nên hình ảnh phố lồng đèn Lương Nhữ Học luôn tấp nập, nhộn nhịp bao năm qua, tô điểm thêm cho nhịp sống ở đô thị nhiều bản sắc văn hóa như Thành phố Hồ Chí Minh.

Link bài gốc: https://www.vietnamplus.vn/thanh-pho-ho-chi-minh-pho-long-den-nhon-nhip-don-trung-thu/895445.vnp

Có thể bạn quan tâm

Ngắm cỏ hồng dưới tán thông xanh

Ngắm cỏ hồng dưới tán thông xanh

(GLO)- Dù không rộn ràng lễ hội, song đồi cỏ hồng Glar (xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn thu hút đông đảo du khách đến tham quan, thưởng ngoạn. Sắc hồng tím của đồng cỏ mênh mông lẫn vào màu xanh mướt của rừng thông tạo nên khung cảnh lãng mạn, nên thơ.
Khi người dân là đại sứ du lịch

Khi người dân là đại sứ du lịch

(GLO)- Những ngày cuối năm, bầu trời cao vợi và xanh thăm thẳm. Và hơn ai hết, mỗi người con Gia Lai, dù đang sống ở đâu cũng mong muốn quay về. Và từ trang cá nhân của những người bạn tôi đang sinh sống ở Gia Lai, tôi hiểu, họ đang trở thành đại sứ du lịch của mảnh đất mình đang sống.
Dự báo về một miền du lịch hấp dẫn

Dự báo về một miền du lịch hấp dẫn

(GLO)- Cao nguyên mùa khô, hầu như đi đâu cũng gặp sắc vàng của dã quỳ. Lòng lại chợt nhớ đến đôi câu của một người bạn ở phố biển Quy Nhơn trong một lần đến Pleiku rồi có chuyến thưởng ngoạn mùa hoa dã quỳ ở núi Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) mà tức cảnh sinh tình: “Sắc vàng ai nhuộm sơn khê/Nắng vàng ai trải đê mê đất trời/Mùa vui gió hát rong chơi/Bướm vàng ai thả lả lơi bên đồi”.
Cơ hội cho ngành “công nghiệp không khói”

Cơ hội cho ngành “công nghiệp không khói”

(GLO)- Tuần Văn hóa-Du lịch Gia Lai 2023 đã khép lại với nhiều hoạt động ấn tượng, đặc sắc, thu hút trên 165 ngàn lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm. Thành công này không chỉ đến từ con số mà từ sự “chuyển động” đầy lạc quan ở chính người làm du lịch và du khách khi đến với các hoạt động trong chuỗi sự kiện đặc sắc này.
Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô: Nâng tầm “thương hiệu” du lịch

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô: Nâng tầm “thương hiệu” du lịch

(GLO)- Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan Văn hóa cồng chiêng năm 2023 do UBND huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã bế mạc vào sáng 18-11. Qua 4 lần tổ chức, đây là lần đầu tiên chiếc cúp A Sanh được trao cho đội vô địch hội đua thuyền, như một cách xác nhận “thương hiệu” du lịch cho sự kiện đã trở thành điểm nhấn đặc sắc của huyện vùng biên.