Thái Lan sẽ đón khách nước ngoài đến Phuket từ tháng 10

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Với mục đích kích cầu du lịch, hồi sinh nền kinh tế chủ chốt đang lao đao vì đại dịch, Thái Lan sẽ cho khách du lịch nước ngoài đến từ tháng 10.

Ảnh chụp tại Phuket (Thái Lan) ngày 20-3 khi chưa đóng cửa. Điểm du lịch nổi danh của Thái Lan này đã phải đóng cửa vào giữa tháng 4, khi số ca mắc COVID-19 tăng cao - Ảnh: AFP/GETTY
Ảnh chụp tại Phuket (Thái Lan) ngày 20-3 khi chưa đóng cửa. Điểm du lịch nổi danh của Thái Lan này đã phải đóng cửa vào giữa tháng 4, khi số ca mắc COVID-19 tăng cao - Ảnh: AFP/GETTY
Thông tin này được Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Thái Lan Yuthasak Supasorn chia sẻ hôm 21-8 và được Reuters dẫn lại.
Theo đó, khách du lịch sẽ có thể nhập cảnh vào Thái Lan từ ngày 1-10 nhưng phải ở lại nước này ít nhất 30 ngày; trong đó, 14 ngày đầu tiên bị cách ly trong khu vực gần khách sạn, sau đó mới có thể đi tham quan.
Thông báo này được đưa ra sau khi các nhà chức trách Thái Lan cho dừng kế hoạch tạo mô hình "bong bóng du lịch" vì số ca mắc COVID-19 ở châu Á tăng lên.
Điểm du lịch đầu tiên được đón khách nước ngoài sẽ là Phuket. Sau đó, tùy theo tình hình đại dịch, một số điểm đến khác cũng có thể đón khách nước ngoài.
Trước đó, ngày 20-8, Bộ trưởng Bộ Du lịch và thể thao Thái Lan Phiphat Ratchakitprakarn cho biết, trong 14 ngày cách ly, du khách sẽ phải thực hiện hai lần xét nghiệm COVID-19. Nếu cả hai lần đều cho kết quả âm tính mới có thể đi đến phần còn lại của hòn đảo.
"Các hướng dẫn viên cũng sẽ phải ở lại khách sạn", ông Phiphat Ratchakitprakarn nói thêm.
Gần 3 tháng qua, Thái Lan không ghi nhận thêm ca mắc COVID-19 nào trong cộng đồng. Tuy vậy, để kiểm soát sự bùng phát, Chính phủ Thái Lan vẫn cho mở rộng thêm lực lượng đặc nhiệm phục vụ chống COVID-19 và gia hạn báo động "tình trạng khẩn cấp" thêm ít nhất 1 tháng tới đây.
Thái Lan có nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á, trong đó du lịch đóng vai trò lớn. Giống như hầu hết quốc gia trên thế giới, ngành du lịch nước này chịu ảnh hưởng rất lớn kể từ khi đại dịch xuất hiện và lan rộng.
Do ảnh hưởng của đại dịch, kinh tế nước này đã giảm 12,2% trong quý thứ hai so với một năm trước đó. Đây là mức suy giảm tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng châu Á năm 1998.
Năm 2019, Thái Lan đón kỷ lục 39,8 triệu khách du lịch nước ngoài, nhưng năm nay,con số này có thể chỉ còn 8 triệu lượt khách.
MINH HẢI (Theo Reuters/TTO)

Có thể bạn quan tâm

Quảng Ngãi: Đảo Bé Lý Sơn có gì mà được ví như 'thiên đường' giữa biển khơi?

Quảng Ngãi: Đảo Bé Lý Sơn có gì mà được ví như 'thiên đường' giữa biển khơi?

Đảo Bé, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi được ví như “thiên đường” du lịch giữa biển khơi, nơi đây sở hữu cảnh sắc hoang sơ, những vách đá trầm tích núi lửa hàng triệu năm, bờ cát trắng mịn, bờ biển đẹp... Chính vẻ đẹp vừa mộc mạc, vừa thơ mộng ấy đã mang lại sức hút riêng biệt cho vùng đất này.

Săn chỗ xem diễu binh dịp đại lễ

Săn chỗ xem diễu binh dịp đại lễ

Những ngày qua, từ khóa được nhắc tới nhiều nhất tại TP.HCM có lẽ là "lễ diễu binh, diễu hành 30.4". Hình ảnh từng khối diễu binh khổ luyện và buổi hợp luyện đầu tiên lần lượt được chia sẻ khắp các nền tảng, khiến người người, nhà nhà càng thêm háo hức, cấp tập đi "săn" chỗ đón sự kiện lịch sử.

Núi lửa Chư Đang Ya, thác K50 góp mặt trong clip quảng bá nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh P4G

Núi lửa Chư Đang Ya, thác K50 góp mặt trong clip quảng bá nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh P4G

(GLO)- Nhân sự kiện Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ 4 do Việt Nam đăng cai tổ chức, Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) vừa chính thức ra mắt 3 video clip quảng bá vẻ đẹp du lịch Việt Nam. Trong đó, Gia Lai góp mặt với 2 đại diện là núi lửa Chư Đang Ya và thác K50.

Không gian văn hóa ẩm thực Kon Tum

Không gian văn hóa ẩm thực Kon Tum

Phát huy lợi thế và tiềm năng về phát triển kinh tế đêm của địa phương, UBND phường Quyết Thắng (thành phố Kon Tum) triển khai xây dựng Không gian văn hóa ẩm thực Kon Tum với quy mô 51 gian hàng trên khu đất rộng hơn 5.100m2 tại khu vực đường Bạch Đằng.