Tết cổ truyền trong tranh dân gian Đông Hồ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Không chỉ hàm chứa những câu chúc tốt lành trong năm mới mà nhiều trò chơi dân gian cũng được phác họa sinh động trong dòng tranh Tết Đồng Hồ ở Bắc Ninh.

Theo phong tục của người Việt xưa, ngoài cành đào, bánh chưng, mỗi gia đình không thể thiếu câu đối đỏ cùng những bức tranh dân gian chơi Tết. Chơi tranh không chỉ là một thú vui tao nhã mà còn để tạo không khí vui tươi, rực rỡ cho gia đình vào những ngày đầu xuân và xua đi những điều rủi ro, xui xẻo.

 

 

Ngày nay, tuy thú chơi tranh dân gian ngày Tết có phần mai một nhưng không ít gia đình vẫn phải tìm mua tranh bằng được để trọn vẹn ngày Tết cổ truyền. Trong các loại tranh chơi Tết ở Bắc Bộ, bên cạnh dòng tranh Kim Hoàng, Hàng Trống ở Hà Nội, tranh dân gian Đông Hồ được nhiều người chuộng hơn cả.

Tranh Đông Hồ được bán quanh năm nhưng nhộn nhịp nhất vẫn là những ngày giáp Tết. Người không có điều kiện đi xa, thường tới phố Chân Cầm, Hà Nội, người có thời gian sẽ về tận làng Đông Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh để mua tranh. Người chơi không tìm kiếm hình minh họa về ngày Tết trong tranh Đông Hồ mà hướng đến những điều bình dị, dân dã trong cuộc sống hàng ngày và ước vọng về một cuộc sống thuận hòa và hạnh phúc.

Bởi vậy, từ bức tranh con gà, đàn lợn, ông đồ, đám cưới, hái dừa, đánh ghen, chơi đu, đấu vật, bịt mắt bắt dê… đến Tiến tài, Tiến lộc, Vinh hoa, Phú quý đều được những nghệ nhân Đông Hồ đưa vào phản ánh sâu sắc và hóm hỉnh trong dòng tranh Tết. Bằng những đường nét tinh tế, giàu tính gợi hình và màu sắc tươi tắn, hài hòa, mỗi bức tranh đều chứa đựng những ẩn ý nhân văn sâu sắc.

 

 

Bức Tiến Tài - Tiến Lộc dán ở cổng để mời gọi thần tài đến nhà. Tranh “Gà đàn”, “Lợn đàn” lại tượng trưng cho khát vọng sung túc cả năm. Hai bức Vinh hoa – Phú quý vẽ bé trai ôm gà trống và bé gái con vịt với mong muốn năm mới gia đình được bình yên, làm ăn khấm khá, con cái “đủ nếp đủ tẻ”.

 Bên cạnh bộ 2 bức - nhị bình, dòng tranh tứ bình (4 bức) cũng rất được chuộng trong ngày Tết. Các bộ tứ bình như Tùng - Cúc - Trúc - Mai, Long - Lân - Quy - Phượng, tố nữ chơi đàn… đều có kích thước lớn, giàu tính lãng mạn, đường nét tinh tế, sang trọng nên phù hợp với những gian nhà rộng rãi, khang trang.

Ngoài ra, không thể không nhắc đến những bức tranh Đông Hồ mô tả các trò chơi dân gian ngày Tết. Qua những nét vẽ chân chất, mộc mạc, không khí tưng bừng, phấn khởi ngày xuân được tái hiện sinh động qua các trò chơi Tết xưa như múa lân, múa rồng, đấu vật, chơi đu...

 

 

Điểm độc đáo của tranh Đông Hồ là được tạo bởi 5 màu sắc chính là đen, xanh, vàng, đỏ, trắng, có nhiều nét tương đồng với 5 yếu tố ngũ hành là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Bởi vậy, sự hòa hợp của các gam màu trên tranh Tết Đông Hồ là điềm báo cho sự khởi phát thuận lợi của ngũ hành dịp đầu năm, mang đến may mắn và điềm lành cho gia chủ.

Với những người chơi tranh Tết Đông Hồ ngày nay, thay vì dán lên tường nhà, tranh được đóng khung tre và treo lên những vị trí trang trong phòng khách, tạo nét đẹp truyền thống trong ngày Tết cổ truyền ở mỗi gia đình hiện đại.

Tranh Đông Hồ hiện còn được sáng tạo thể hiện trên nhiều chất liệu khác nhau từ khắc gỗ, đồng, sơn mài, gốm đến tranh kính, thêu tay và đá quý. Dù màu sắc chút thay đổi cho phù hợp với thị hiếu người chơi nhưng không thể phủ nhận sức sống bền bỉ của dòng tranh dân gian Đông Hồ, đặc biệt là trong những ngày Tết đến Xuân về.

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cùng kiều bào thả cá chép tiễn ông Táo

Chiều 26/1, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân cùng đông đảo kiều bào về dự chương trình Xuân quê hương 2019, đã thực hiện nghi thức thả cá chép tại Hồ Gươm, theo truyền thống của dân tộc Việt Nam, nhân dịp Tết ông Công ông Táo (23 tháng Chạp hàng năm), cầu cho quốc thái dân an, đất nước thái bình, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
Hoài niệm Tết

Hoài niệm Tết

(GLO)- Thế là tôi đã có gần 40 cái Tết với Pleiku rồi. Không biết như thế là dài hay ngắn nhỉ? Dài ngắn chả biết nhưng đã có đến 3 thế hệ nhà tôi ăn Tết ở đây. Thế hệ đầu tiên là tôi, tất nhiên. Ăn 3 cái Tết cô đơn ở Pleiku thì… lấy vợ.
Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Món ăn ba miền đậm nét văn hóa ngày Tết cổ truyền

Đối với người Việt, Tết cổ truyền không chỉ là thời khắc được quay quần bên gia đình, người thân, bạn bè mà còn là nét văn hóa truyền thống đã có từ hàng ngàn năm nay. Dù cuộc sống có bộn bề, thiếu thốn thì mỗi gia đình người Việt Nam đều cố gắng chuẩn bị một cái Tết thật vui vẻ, tươm tất nhất có thể.
Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

Rộn ràng chuẩn bị đón năm mới

(GLO)- Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán 2018. Năm nay, dù kinh tế còn khó khăn nhưng người dân trên địa bàn tỉnh vẫn cố gắng chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đủ đầy, ấm áp.
Áo dài xuống phố

Áo dài xuống phố

Vài năm gần đây, xu hướng người trẻ mặc áo dài tại các sự kiện như lễ, tết, sinh nhật… trở nên phổ biến.
Tết gần kề, ký ức ùa về

Tết gần kề, ký ức ùa về

Fountain Valley, nơi tôi định cư trong những năm qua, mỗi khi Tết đến là những ký ức lại hiện về.Ba cái Tết rồi xa nhà, nhịp sống những ngày đầu năm mới âm lịch dường như
Phong vị Tết cổ truyền

Phong vị Tết cổ truyền

(GLO)- Tết cổ truyền là lúc sum vầy, đoàn tụ, cũng là dịp để người dân có cơ hội thưởng thức phong vị, phong tục độc đáo trong đời sống văn hóa của các dân tộc, đặc biệt là ở xã Tơ Tung (huyện Kbang)-nơi tụ cư của 13 dân tộc anh em.
Tết sum vầy!

Tết sum vầy!

(GLO)- Năm nay, thời gian nghỉ tết Đinh Dậu 2017 kéo dài 7 ngày. Nhờ làm tốt tác chăm lo Tết cho nhân dân và trực sẵn sàng chiến đấu một cách chu đáo của các ngành, các cấp nên không khí vui Tết đón xuân thật đầm ấm; tình hình an ninh ở các địa phương cơ bản được giữ vững.
Chữ nghĩa ngày xuân biểu tượng tâm hồn Việt

Chữ nghĩa ngày xuân biểu tượng tâm hồn Việt

Dân tộc ta vốn nền văn hiến đã lâu, yêu cái chữ, trọng nhân nghĩa, học hành. Trong nhà nhiều khi không có của cải đáng kể, song ở phòng khách hay nơi làm việc lại luôn thấy những bức tranh chữ, câu đối, thơ phú với vô vàn lời hay - ý đẹp.