Sĩ tử 2k6 làm gì trong thời gian chờ điểm chuẩn?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chỉ vài tuần nữa, các trường đại học sẽ công bố điểm chuẩn năm 2024. Các sĩ tử 2k6 vừa hoàn thành việc đăng ký nguyện vọng, người đang thấp thỏm, lo âu chờ đợi, người đã tìm được hướng đi riêng cho bản thân.

Chậm nhất 17 giờ ngày 19/8, các trường đại học sẽ công bố điểm chuẩn đại học và thông báo kết quả thí sinh trúng tuyển đợt 1. Trong giai đoạn này, các sĩ tử đang trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, từ vui mừng, háo hức đến lo lắng, thấp thỏm.

Tham gia hoạt động xã hội

Sau mọi nỗ lực và cố gắng, khoảng thời gian chờ đợi điểm chuẩn là giai đoạn hồi hộp nhất đối với bất kỳ ai. Cảm giác bất an, căng thẳng khiến không ít sĩ tử mơ hồ về lựa chọn của mình.

Mặc dù vậy, Hoàng Nguyễn Diễm Quỳnh (SN 2006, trường THPT Chuyên Quang Trung, Bình Phước) vẫn kiên định với lựa chọn và tự tin vào những nỗ lực mà bản thân đã bỏ ra. Diễm Quỳnh cho biết: “Mình đạt được 27,68 điểm tổ hợp D15 và mình cảm thấy khá hài lòng với kết quả này. Mình có dự định theo học ngành Sư phạm Anh, đây là ngành khá hot và cạnh tranh cao. Tuy nhiên, mình vẫn luôn hy vọng may mắn sẽ mỉm cười với mình”.

Trong thời gian chờ đợi điểm chuẩn, thay vì lo lắng Quỳnh tập trung nhiều vào hoạt động xã hội và chuẩn bị con đường học tập sắp tới. “Mình đã và đang tiếp tục trau dồi những kỹ năng mềm và giữ gìn sức khỏe. Bên cạnh đó, bồi dưỡng thêm kiến thức đã có ở cấp 3 để có tâm thế chủ động nhất trước khi bước chân vào giảng đường đại học. Ngoài ra, mình cũng tham gia một số hoạt động tình nguyện tại địa phương để giữ tinh thần thoải mái”, cô bạn tâm sự.

Bạn Hoàng Nguyễn Diễm Quỳnh.

Bạn Hoàng Nguyễn Diễm Quỳnh.

Còn Lê Gia Bảo (SN 2006, trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa, TPHCM) cũng đang hồi hộp chờ công bố điểm chuẩn đại học.

“Mình khá lo lắng về điểm thi khi biết kết quả không được như mong đợi. Mình lo lắng sẽ không thể đỗ vào ngành yêu thích, căng thẳng khiến mình mất tập trung và chỉ ru rú trong phòng ngủ suốt mấy ngày liền. Mình mong có thể đậu vào được một trường công để bớt được phần nào gánh nặng học phí cho gia đình. Mình đã đăng ký 7 nguyện vọng cho 2 ngành là Kỹ thuật hóa học và Công nghệ thực phẩm vào các trường đại học tại TPHCM”, Gia Bảo chia sẻ.

Dưới sự động viên của người thân, Gia Bảo điều chỉnh cảm xúc và tận dụng thời gian cho các hoạt động khác. “Hiện tại, mình đang học để thi lấy bằng lái xe máy và sắp tới cũng sẽ tìm một công việc làm thêm ở cửa hàng tiện lợi để phụ giúp gia đình”, Bảo bộc bạch.

Lê Gia Bảo tận dụng thời gian học thi bằng lái xe trong khi chờ điểm chuẩn.

Lê Gia Bảo tận dụng thời gian học thi bằng lái xe trong khi chờ điểm chuẩn.

Tranh thủ học ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp

Khác với tâm trạng lo lắng khi đợi điểm chuẩn, nhiều sĩ tử đang háo hức chờ ngày nhập học khi đã cầm chắc “tấm vé vàng” vào đại học nhờ các phương thức xét tuyển như tuyển thẳng, xét tuyển học bạ, kỳ thi đánh giá năng lực,...

Tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT với tâm thế tự tin, Đặng Phương Mai (SN 2006, trường THPT chuyên Lương Văn Tụy, Ninh Bình) cho biết đã trúng tuyển ngành Hệ thống thông tin quản lý của Đại học Bách khoa Hà Nội, bằng kết quả xét tuyển dựa theo hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn và đang chuẩn bị cho kỳ thi tiếng Anh đầu vào của trường.

“Mình tận dụng thời gian này để học tiếng Anh cho kỳ thi đầu vào của trường, trau dồi kỹ năng giao tiếp và lên kế hoạch học tập kỹ lưỡng tại môi trường mới. Bên cạnh đó, mình cũng đã nhờ người thân sắp xếp nơi ở gần trường để thuận tiện hơn cho việc di chuyển”, Mai nói.

Phương Mai vui vẻ, tự tin khi đã đậu nguyện vọng theo sở thích.

Phương Mai vui vẻ, tự tin khi đã đậu nguyện vọng theo sở thích.

Nên làm gì khi chờ điểm chuẩn?

Trong thời gian chờ đợi điểm chuẩn, nhiều sĩ tử không tránh khỏi trạng thái lo âu, thấp thỏm. Thạc sĩ Quản lý giáo dục Đỗ Như Hảo - Giám đốc điều hành Học viện Thành Công cho biết, để giảm bớt những tâm lý này và chuẩn bị tốt cho chặng đường mới, các em học sinh nên thư giãn và nghỉ ngơi, tận dụng thời gian rèn luyện kỹ năng cá nhân và lập kế hoạch dự phòng.

“Hãy cho phép bản thân thư giãn, dành thời gian cho các hoạt động yêu thích. Đồng thời, hãy chuẩn bị sẵn các phương án dự phòng trong trường hợp kết quả không như mong đợi. Hiện nay có nhiều hình thức đào tạo ngoài đại học mà các em có thể lựa chọn như chương trình học liên kết quốc tế hoặc các khóa học nghề uy tín”, Thạc sĩ Hảo chia sẻ.

Cũng theo Thạc sĩ Đỗ Như Hảo, việc chuẩn bị hành trang để bước vào giảng đường đại học là điều cần thiết. Rèn luyện các kỹ năng mềm sẽ là công cụ hữu ích hỗ trợ trong quá trình học tập và làm việc sau này.

“Việc học đại học chỉ là một bước trong hành trình phát triển của các em. Vì thế, mỗi bạn cần có sự chủ động, lên kế hoạch trong mọi tình huống có thể xảy ra. Điều quan trọng là duy trì thái độ tích cực, tin tưởng vào bản thân và luôn có sự chủ động, sẵn sàng cho mọi tình huống”, Thạc sĩ Hảo nhấn mạnh.

Theo HÀ CHÂU (TPO)

Có thể bạn quan tâm

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

Chẳng còn gì ngạc nhiên khi nghe chuyện học trò sử dụng ChatGPT và có thể là nhiều hỗ trợ AI khác nữa để "xử đẹp" các bài tập môn này môn kia. Nhưng cũng chẳng có lý do gì để đặt ra chuyện cấm dùng những hỗ trợ đó.

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

(GLO)- Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải Đại sứ văn hóa đọc năm 2024. em Bùi Phạm Thùy Linh-Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đã đạt giải nhì toàn quốc và giải “Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất”.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Em Lưu Văn Kiên sẽ đại diện Trường THPT chuyên Hùng Vương tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25

Em Lưu Văn Kiên sẽ đại diện Trường THPT chuyên Hùng Vương tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25

(GLO)- Sáng 27-10, Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công Chung kết cuộc thi Olympia cấp trường năm học 2024-2025. Chương trình được triển khai dựa trên Format của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia phát sóng trên kênh VTV3-Đài Truyền hình Việt Nam.

Học sinh phố núi sử dụng AI trong học tập

Học sinh phố núi sử dụng AI trong học tập

(GLO)- Không còn xa lạ như thuở ban đầu, giờ đây nhiều học sinh ở các trường THPT tại TP. Pleiku (Gia Lai) đã quen thuộc với việc sử dụng AI trong học tập. Từ tóm tắt văn bản, lập dàn ý cho đến tạo ra hình ảnh… đều có thể nhờ sự hỗ trợ của AI.

Võ Quang Phú Đức vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24

Võ Quang Phú Đức vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24

(GLO)- Trải qua 4 phần thi đầy gay cấn, Võ Quang Phú Đức (Trường THPT chuyên Quốc học Huế) đã xuất sắc trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24. Chàng trai Gia Lai Nguyễn Quốc Nhật Minh cùng 2 “nhà leo núi” còn lại cũng cho thấy bản lĩnh và trí tuệ của mình tại vòng chung kết cuộc thi diễn ra vào sáng 13-10.