Săn sale 11.11: Bí kíp mua hàng chỉ còn nửa giá

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Nhiều người trẻ thường chờ đợi các dịp sale (giảm giá) lớn để mua sắm online. Vì vậy, lượng người "săn sale" vào các dịp này rất đông, không phải ai cũng "săn" được những món đồ có giá hời.

Lê Thị Cẩm Tú (23 tuổi), ngụ tại kiệt 82 Nguyễn Lương Bằng, P.Hòa Khánh Bắc, Q.Liên Chiểu (TP.Đà Nẵng), cho biết vào những ngày các sàn thương mại điện tử diễn ra các đợt khuyến mãi lớn, cô nàng đều canh đến 0 giờ đêm để vào mua hàng, nhưng không biết cách "săn sale" nên chỉ mua được những sản phẩm giảm giá khá ít.

Mua sắm vào những ngày sale lớn sẽ giúp người trẻ tiết kiệm được một phần chi phí. ẢNH: THẢO PHƯƠNG
Mua sắm vào những ngày sale lớn sẽ giúp người trẻ tiết kiệm được một phần chi phí. ẢNH: THẢO PHƯƠNG

“Trước khi diễn ra ngày sale mình cũng lưu lại tất cả các mã giảm giá và miễn phí vận chuyển, nhưng cứ đến lúc bấm vào đặt hàng là ứng dụng lại bị đơ, không mua hàng được; những mã giảm giá có giá trị lớn mình cũng canh áp vào ngay, nhưng vẫn không nhanh tay bằng nhiều người khác”, Tú cho biết.

Chính vì vậy, với những món đồ mỹ phẩm có giá tiền cao, Tú hay nhờ bạn “săn sae” giúp. “Vào những ngày sale lớn, bạn mình “săn sale” được nhiều sản phẩm với giá rất hời. Có khi giúp mình tiết kiệm được đến hơn 100.000 đồng cho một đơn hàng”, Tú chia sẻ.

Việc “săn sale” hiệu quả sẽ giúp bạn trẻ mua được sản phẩm với giá rẻ hơn nhiều so với giá gốc và tiết kiệm được một khoản chi phí. Trần Xuân Khánh (28 tuổi), kinh doanh tự do, ngụ tại P.An Hải Bắc, Q.Sơn Trà (TP.Đà Nẵng), chia sẻ rằng thường hay “săn sale” tại những phiên livestream ở các sàn thương mại điện tử và mua được nhiều sản phẩm chỉ bằng nửa giá tiền so với giá gốc.

Chia sẻ về kinh nghiệm "săn sale" của mình, Khánh nói: “Trong các phiên livestream lớn, ngoài việc cửa hàng đã giảm giá sản phẩm thì sàn thương mại điện tử còn hỗ trợ thêm các mã giảm giá. Thông thường phiên livestream sẽ kéo dài từ 11 giờ đến 0 giờ nên khi đạt một cột mốc được thả tim nhất định thì bên phía sàn thương mại điện tử sẽ tung mã giảm giá 50%. Mã giảm giá đó có thể là giảm 100.000 đồng cho đơn từ 200.000 đồng; giảm 200.000 đồng cho đơn từ 400.000 đồng; mã giảm có giá trị lớn nhất là 500.000 đồng cho đơn từ 1 triệu đồng. Vì vậy, mình hay đợi đủ mốc thả tim để vào “săn” mã giảm giá 50% đó, còn để làm sao "săn" được thì có nhiều cách khác nhau”.

Sản phẩm có giá hơn 1 triệu đồng, nhưng Khánh "săn" được với giá chỉ hơn 338.500 đồng. ẢNH: KHÁNH CUNG CẤP
Sản phẩm có giá hơn 1 triệu đồng, nhưng Khánh "săn" được với giá chỉ hơn 338.500 đồng. ẢNH: KHÁNH CUNG CẤP

Vậy làm thế nào để “săn” được các mã giảm giá đến 50%? Khánh chia sẻ: “Mình thường áp dụng những cách như dùng 2 thiết bị để đăng nhập chung 1 tài khoản, 1 máy để lưu mã giảm giá, còn 1 máy để áp mã vào và mua ngay. Cách thứ 2 là dùng phần mềm hỗ trợ. Hiện tại có những phần mềm auto click, mình chỉ việc cài đặt các nút bấm tại vị trí theo thứ tự, sau đó khi mã giảm giá vừa tung ra thì bấm nút cho phần mềm auto click chạy. Khi mã giảm giá được tung ra thì chỉ tầm 4 - 5 giây là đã hết số lượng nên việc dùng phần mềm hỗ trợ sẽ tăng khả năng "săn sale" thành công. Cơ hội “săn” được sản phẩm giá hời của mỗi người là như nhau. Đôi khi chỉ cần mạng wifi hoặc 4G đủ nhanh, điện thoại vừa đủ mạnh và đôi tay thật khéo léo là có thể giành được mã giảm giá lớn”.

Khánh "săn sale" được nhiều sản phẩm có giá chưa đến 1 nửa so với giá gốc. ẢNH: KHÁNH CUNG CẤP
Khánh "săn sale" được nhiều sản phẩm có giá chưa đến 1 nửa so với giá gốc. ẢNH: KHÁNH CUNG CẤP

Khi được hỏi mua sắm hàng online nhiều vậy có khi nào mua phải hàng giả, kém chất lượng? Khánh cho biết: “May mắn là mình chưa từng mua trúng hàng giả. Mình nghĩ đối với việc mua sản phẩm trên những phiên livestream của các KOL lớn thì sàn thương mại điện tử chỉ chọn những cửa hàng chính hãng nên không lo hàng giả”.

Là một người có sở thích mua sắm trực tuyến, nhất là vào những ngày đôi như 11.11 sắp đến, Trần Thị Hậu, sinh viên ĐH Kinh tế TP.HCM, chia sẻ rằng để có thể “săn” được những món đồ mình thích với mức giá hời cô nàng đã chuẩn bị kỹ càng trước mỗi dịp như thế.

“Những kinh nghiệm mình đã tích lũy được và thấy khá hiệu quả đó là lên danh sách sản phẩm cần mua trước, sau đó vào các sàn thương mại điện tử tìm xem nơi nào bán giá ổn mà đánh giá tốt thì thêm vào giỏ hàng trước. Trước ngày sale mình sẽ lưu lại tất cả các mã giảm giá, miễn phí giao hàng. Nạp sẵn tiền vào ví Shopee Pay, sử dụng nhiều thiết bị cùng lúc để “săn sale”. Thường vào những ngày sale thì các khung giờ như 0H, 9H, 12H, 15H, 18H, 21H là những khung giờ vàng để "săn sale"”, Hậu chia sẻ.

Một đơn hàng được Thanh Hậu "săn sale" với số tiền chỉ bằng 1 nửa so với giá gốc. ẢNH: THANH HẬU CUNG CẤP
Một đơn hàng được Thanh Hậu "săn sale" với số tiền chỉ bằng 1 nửa so với giá gốc. ẢNH: THANH HẬU CUNG CẤP

Thường xuyên “săn” được những sản phẩm rẻ hơn giá gốc đến 50% vào những đợt sale lớn, Nguyễn Thanh Hậu, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, chia sẻ vui rằng giật mã giảm giá cũng như giật cô hồn. “Những mã giảm giá có giá trị lớn thường rất nhanh hết, chỉ sau vài giây thôi đã không còn. Nhiều khi báo hết mã nhưng mình cứ bấm đi bấm lại liên tục trong khoảng 15 phút thì cũng được. Vì trong khoảng thời gian đó sẽ có người hủy đơn, mã giảm giá được nhã ra và đó là cơ hội để mình lấy được mã”, Hậu nói.

Theo Thảo Phương (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bất động sản vùng ven Pleiku: Cơ hội cho người thu nhập thấp?

Bất động sản vùng ven Pleiku: Cơ hội cho người thu nhập thấp

(GLO)- Giá bất động sản tại khu vực trung tâm TP. Pleiku vẫn dao động ở mức khá cao so với khả năng của những người có thu nhập thấp. Vì vậy, xu hướng tìm kiếm bất động sản vùng ven, cách xa nội thành đang được nhiều người, nhất là người có thu nhập thấp lùng mua để tìm chốn an cư.

Siu Phớt: Chi hội trưởng phụ nữ “hai giỏi”

Siu Phớt: Chi hội trưởng phụ nữ “hai giỏi”

(GLO)- Với vai trò Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ làng Khối Zét (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai), chị Siu Phớt không chỉ trách nhiệm với công tác Hội mà còn là điển hình trong phát triển kinh tế gia đình. Chị là tấm gương phụ nữ “hai giỏi” của địa phương.
Cô gái 9X bỏ phố về quê lập nghiệp

Cô gái 9X bỏ phố về quê lập nghiệp

Năm 2013, tốt nghiệp cử nhân ngành Công nghệ thông tin, Trường Đại học Tây Nguyên, chị Phạm Thị Thanh Loan (SN 1991, ở thôn 11 xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông) tiếp tục ra Hà Nội vừa học, vừa làm thêm ngành thiết kế thời trang…
Cử nhân về quê nuôi dê

Cử nhân về quê nuôi dê

Tốt nghiệp cử nhân đại học, chàng trai người dân tộc Khơ Mú Moong Bá Nghĩa quyết định rời thủ đô, trở về quê ở Nghệ An dựa vào núi rừng lập nghiệp.
Mua nhanh sắm vội

Mua nhanh sắm vội

Shoppertainment là danh từ được ghép từ shopper (người mua sắm) và entertainment (sự giải trí), theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông, danh từ này để chỉ xu hướng “chốt đơn” trực tuyến của nhiều người, nhất là người tiêu dùng trẻ thông qua hoạt động giải trí.
Chàng trai làm đồ thủ công đẹp ấn tượng nhờ áp dụng nghệ thuật này

Chàng trai làm đồ thủ công đẹp ấn tượng nhờ áp dụng nghệ thuật này

Trong lần đến thăm bảo tàng tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, Trương Thanh Tùng (29 tuổi), sinh sống tại H.Hóc Môn (TP.HCM), đã bị cuốn hút bởi một số vật dụng áp dụng nghệ thuật pháp lam. Thế là Tùng đã tìm hiểu và nghiên cứu để làm đồ thủ công, trang sức… áp dụng nghệ thuật này đã được gần 4 năm nay.