Thế hệ Gen Z sẽ chi phối thị trường xa xỉ phẩm như thế nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo nghiên cứu của McKinsey, hơn 50% người tiêu dùng thế hệ Gen Z ở Mỹ và Anh sẵn sàng thay đổi thương hiệu yêu thích nếu họ tìm thấy một lựa chọn khác rẻ hơn hoặc chất lượng cao hơn.
Một cửa hàng của tập đoàn LVMH ở Paris (Pháp). (Ảnh: Getty Images/TTXVN)

Một cửa hàng của tập đoàn LVMH ở Paris (Pháp). (Ảnh: Getty Images/TTXVN)

Theo báo cáo năm 2024 của công ty tư vấn Bain & Company, thế hệ Gen Z (những người sinh từ năm 1997 đến 2012) sẽ chiếm gần 1/3 tổng giá trị mua sắm xa xỉ phẩm vào năm 2030, trong khi thế hệ Millennials (sinh từ năm 1981 đến 1996) sẽ chiếm hơn một nửa tổng các giao dịch.

Đặc biệt, công ty dịch vụ tài chính Piper Sandler cho rằng thế hệ Gen Z dự kiến sẽ trở thành thế hệ lớn nhất, giàu có nhất, có khả năng thúc đẩy doanh số bán hàng xa xỉ trong các ngành bán lẻ, du lịch và công nghệ.

Ông Jason Dorsey, nhà nghiên cứu thế hệ Gen Z, nhận định Gen Z dường như là thế hệ mới nổi nhất trong lĩnh vực xa xỉ vì họ đang bước vào tuổi trưởng thành.

Dù sức mua hiện tại của nhóm tuổi này vẫn thấp hơn các nhóm khác, nhưng sẽ tăng theo thời gian. Do đó, các thương hiệu xa xỉ phẩm nên kết nối với thế hệ này càng sớm càng tốt để tận dụng cơ hội phát triển.

Sự thay đổi về nhân khẩu học của người tiêu dùng xa xỉ có thể đặt ra những thách thức mới cho các thương hiệu.

Với việc khảo sát 2.203 người trưởng thành tại Mỹ, nhà phân tích Claire Tassin tại công ty nghiên cứu thị trường Morning Consult, phát hiện người tiêu dùng xa xỉ hiện tại có nhu cầu cao về những sản phẩm tinh xảo, trải nghiệm du lịch hạng nhất và các bữa ăn với nguyên liệu quý hiếm.

Khảo sát cho thấy chất lượng là yếu tố quan trọng nhất trong trải nghiệm mua sắm xa xỉ. Bà Tassin chỉ ra rằng người tiêu dùng không phải lúc nào cũng thấy các giao dịch mua sắm xa xỉ xứng đáng với chi phí, nhưng khi họ cảm thấy xứng đáng, chất lượng là yếu tố quyết định.

Bà bày tỏ lo ngại về các thương hiệu chỉ dựa vào danh tiếng của mình, vì thế hệ Gen Z không trung thành với thương hiệu như các thế hệ lớn tuổi hơn.

Theo nghiên cứu của McKinsey, hơn 50% người tiêu dùng thế hệ Gen Z ở Mỹ và Anh sẵn sàng thay đổi thương hiệu yêu thích nếu họ tìm thấy một lựa chọn khác rẻ hơn hoặc chất lượng cao hơn.

Theo bà Tassin, việc theo đuổi xu hướng trong khi vẫn duy trì được bản sắc là điều rất khó đối với các thương hiệu xa xỉ.

Bain & Company cho rằng với việc chi tiêu cho hàng xa xỉ dự kiến sẽ tăng từ khoảng 1.500 tỷ euro (1.670 tỷ USD) hiện tại lên 2.500 tỷ euro (2.790 tỷ USD) vào năm 2030, các thương hiệu cần phải cân bằng tốt hơn.

Theo Trà My (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Đồng hành cùng sinh viên khởi nghiệp

Đồng hành cùng sinh viên khởi nghiệp

(GLO)- Ngày nay, khởi nghiệp không còn là vấn đề xa lạ đối với đội ngũ học sinh, sinh viên (HSSV) trong các cơ sở giáo dục. Vì vậy, thúc đẩy và phát huy tinh thần khởi nghiệp trong HSSV sẽ giúp các em thay đổi tư duy, nhận thức, dám nghĩ, dám làm để biến ý tưởng thành hiện thực.

Bất động sản vùng ven Pleiku: Cơ hội cho người thu nhập thấp?

Bất động sản vùng ven Pleiku: Cơ hội cho người thu nhập thấp

(GLO)- Giá bất động sản tại khu vực trung tâm TP. Pleiku vẫn dao động ở mức khá cao so với khả năng của những người có thu nhập thấp. Vì vậy, xu hướng tìm kiếm bất động sản vùng ven, cách xa nội thành đang được nhiều người, nhất là người có thu nhập thấp lùng mua để tìm chốn an cư.

Những phụ nữ tự tin khởi nghiệp

Những phụ nữ tự tin khởi nghiệp

(GLO)- Tận dụng lợi thế công nghệ 4.0, nhiều chị em phụ nữ ở huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã tự tin khởi nghiệp bằng những mô hình hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế và xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Siu Phớt: Chi hội trưởng phụ nữ “hai giỏi”

Siu Phớt: Chi hội trưởng phụ nữ “hai giỏi”

(GLO)- Với vai trò Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ làng Khối Zét (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai), chị Siu Phớt không chỉ trách nhiệm với công tác Hội mà còn là điển hình trong phát triển kinh tế gia đình. Chị là tấm gương phụ nữ “hai giỏi” của địa phương.
Cô gái 9X bỏ phố về quê lập nghiệp

Cô gái 9X bỏ phố về quê lập nghiệp

Năm 2013, tốt nghiệp cử nhân ngành Công nghệ thông tin, Trường Đại học Tây Nguyên, chị Phạm Thị Thanh Loan (SN 1991, ở thôn 11 xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông) tiếp tục ra Hà Nội vừa học, vừa làm thêm ngành thiết kế thời trang…
“Đón đầu” cơ hội nghề nghiệp mới

“Đón đầu” cơ hội nghề nghiệp mới

(GLO)- Mới đây, nhiều người không khỏi bất ngờ trước thông tin Trường Đại học Y Hà Nội công bố danh sách thí sinh được tuyển thẳng, trong đó có 19 học sinh giỏi môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý vào ngành Tâm lý học. Việc thí sinh khối C được tuyển vào học ngành Y tế là điều chưa từng có trước đây.
Cử nhân về quê nuôi dê

Cử nhân về quê nuôi dê

Tốt nghiệp cử nhân đại học, chàng trai người dân tộc Khơ Mú Moong Bá Nghĩa quyết định rời thủ đô, trở về quê ở Nghệ An dựa vào núi rừng lập nghiệp.