Quy tắc trên mâm cơm Việt: Bị bà nội chồng ghét vì... rung chân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tôi khi ấy chỉ là cô bé sinh viên năm 2, nhút nhát và cũng không khéo léo trong chuyện ăn nói, cư xử. Bà ngồi đối diện lại chăm chăm nhìn từng cử chỉ, khiến tôi run quá, cứ nhịp chân liên tục.

Gần đây, tôi sang nhà cô bạn thân chơi, đang ngồi ăn cơm với 2 vợ chồng bạn thì thấy anh chồng của bạn cứ rung chân, nhịp chân trông thoải mái lắm. Tôi nghĩ là ảnh đang vui trong lòng nên lí lắc, yêu đời, cũng không thấy khó chịu gì, phần mình là khách nữa.

Nào ngờ, vừa xong bữa ăn, nhỏ bạn đã quay qua lườm nguýt, nặng nhẹ với chồng: "Ông bỏ cái tật đó đi nha, có biết cái tướng đó là nghèo suốt đời không hả?".

Ở nhà tôi hay bị mẹ mắng vì cái tội ăn cơm không bưng bát lên, hoặc cắm đũa dựng đứng vào bát cơm. Nay mới biết có thêm một quy tắc nữa đó là ngồi ăn dù trên chiếu hay trên ghế đều không được rung chân, rung đùi.

Bạn bảo ngày xưa cũng có thói quen đó, bố mẹ la rầy miết nên biết. Dân gian có câu: "Nam mà rung chân thì cùng cực, nữ mà rung chân thì hèn hạ".

Rung chân không chỉ là thói quen mất lịch sự mà với phụ nữ còn kém duyên. Thói quen này thường tạo sự phản cảm và gây khó chịu với hầu hết những người đối diện, đặc biệt là người lớn tuổi.

Nghe bạn nói tôi mới sực nhớ câu chuyện của mình hai năm trước, khi lần đầu về ra mắt gia đình bạn trai. Lúc đó, cả bố mẹ và em gái của anh rất thích tôi, chỉ riêng bà nội thì tỏ thái độ không thích ra mặt.

Trong bữa ăn cuối cùng để trở lại Sài Gòn, bố mẹ anh mời bà nội sang ăn chung, đặng xem mặt cháu dâu tương lai. Tôi khi ấy chỉ là cô bé sinh viên năm 2, nhút nhát và cũng không khéo léo trong chuyện ăn nói, cư xử. Bà ngồi đối diện lại chăm chăm nhìn từng cử chỉ, khiến tôi run quá, cứ nhịp chân liên tục.

Sau bữa ăn hôm đó, bà nội chỉ nói đúng một câu: "Con gái mà ngồi rung chân là vô duyên". Từ sau câu nói đó thì bà rất ít khi nhìn mặt tôi. Thậm chí lúc lên xe khách để về lại Sài Gòn, tôi chào bà nhưng bà vẫn không đáp lại.

Suốt dọc đường tôi cứ suy nghĩ mãi về cử chỉ của mình hôm đó rồi tự trấn an bản thân: "Chắc tại bà không thích mình thôi!".

Đến bây giờ khi lấy anh làm chồng, gần gũi nội nhiều hơn, tôi mới biết lý do hồi đó nội không thích mình là đúng. Mỗi cử chỉ hành vi đều là nét riêng của mỗi người, trong đó, ngồi có dáng ngồi, đứng có dáng đứng, ăn có cách ăn…

Nhưng tướng do tâm sinh, nghĩa là nhìn tướng biết người. Nhìn bề ngoài của một người sẽ biết rõ người ấy như thế nào. Vậy nên, đàn bà hay đàn ông cũng phải có những chuẩn mực nhất định trong bữa ăn. Đừng buông thả bản thân trong mọi tình huống rồi hình thành những thói quen xấu cho bản thân, cho thế hệ tương lai.

Thu Trang (TTO)

 

Có thể bạn quan tâm

'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

Trong báo cáo đánh giá tác động dự án Luật Dân số đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế cho biết dự luật sẽ không quy định số con đối với mỗi cặp vợ chồng mà trao quyền quyết định cho mỗi gia đình, gắn với trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con tốt.
Hàng xóm kể gì về kẻ dùng xyanua đầu độc người thân?

Hàng xóm kể gì về kẻ dùng xyanua đầu độc người thân?

Khi Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thị Hồng Bích (38 tuổi) để điều tra về tội “Giết người”, người dân ở xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch nơi nghi phạm cư trú không khỏi bàng hoàng với thủ đoạn tàn độc của người phụ nữ này.
Các đội thi thuyết trình về sản phẩm tái chế của mình trước Ban Giám khảo cuộc thi

Gia đình chị Nguyễn Thị Hường giành giải nhất hội thi “Gia đình chung tay bảo vệ môi trường” thị xã An Khê

(GLO)- Nhân kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2024), ngày 24-6, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) thị xã An Khê tổ chức Hội thi “Gia đình chung tay bảo vệ môi trường”. Gia đình chị Nguyễn Thị Hường-hội viên phụ nữ xã Cửu An xuất sắc giành giải nhất hội thi.

Yêu thương người già

Yêu thương người già

(GLO)- Vạn vật đều thay đổi theo thời gian. Người ta sinh ra, lớn lên rồi già đi là quy luật tất yếu. Nhưng tuổi già cùng với sự suy giảm về sức khỏe không khỏi khiến người ta lo lắng.
“Nhân lên hạnh phúc cho mọi người”

“Nhân lên hạnh phúc cho mọi người”

(GLO)- Đó là chủ đề của Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20-3) năm nay. Theo Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai Nguyễn Văn Hạnh, mỗi người hãy tự làm cho mình sống hạnh phúc, cùng vun đắp cho gia đình hạnh phúc, xã hội hạnh phúc để có một đất nước hạnh phúc.