"Quà nào bằng gia đình sum họp, Tết nào vui bằng Tết đoàn viên"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- L.T.S: 30 năm qua, bác sĩ Bùi Đình Lĩnh-Giám đốc Trung tâm Y tế Quân dân y huyện đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) đã không còn khái niệm đi và về mà luôn ý thức về trách nhiệm của người thầy thuốc trong việc chăm lo sức khỏe cho nhân dân trên đảo Phú Quý. Mới đây, ông được mời tham gia buổi giao lưu với các điển hình tiên tiến tại Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 9. Nhân dịp Xuân Bính Thân, Báo Gia Lai trích đăng bức thư của cô con gái gửi cho người chú kể về hoàn cảnh và công việc của bố mình.

 


Chú kính mến, tuy đã 29 tuổi, nhưng số lần cháu được đón Tết đoàn viên nếu dùng 10 đầu ngón tay để đếm cũng còn dư.

Khi cháu còn chưa chào đời, bố cháu nhận công tác ở đảo Phú Quý-hòn đảo cách đất liền 6 tiếng đường biển, cách nhà cháu 2.000 cây số. Trong 29 năm qua, cháu chỉ được có bố qua những dòng thư, những cuộc điện thoại, và hiếm hoi là những đợt nghỉ phép 1 lần/năm, tình cảm giữa bố con cháu được xây dựng dựa trên đó, dựa vào nỗi nhớ và nước mắt.

Thưa chú, khi MC Tạ Bích Loan hỏi cháu suy nghĩ về “Những thời khắc bỏ lỡ khi một người công tác xa nhà 30 năm?” Những gì nhỉ??? Nếu sau 8 tiếng làm việc chú trở về nhà với gia đình, sống cuộc sống của riêng mình với tiếng cười và tình yêu thương, lúc đó mới gọi là cuộc sống thực sự. Còn bố cháu, một ngày của bố thiếu mất 2/3 đó, tức là trong 30 năm qua bố cháu như là không có cuộc sống. Cuộc đời một con người có được bao nhiêu cái 30 năm hả chú?

Nếu đã là một người cha, chắc hẳn chú không thể quên những thời khắc hạnh phúc ngắm con mình lần đầu biết lật, biết bò, chập chững tập đứng-tập đi, bi bô nói những tiếng đầu tiên, sau này là khi con vào đại học, tròn 20 tuổi và rồi tốt nghiệp đại học... Bố cháu thì chỉ được nghe kể lại những thời khắc đó mà thôi! Còn nhớ một lần bố về phép gặp cháu ngoài ngõ, cháu cầm gói kẹo bố cháu cho mà chạy vào khoe với mẹ: “Mẹ ơi, có bác kia cho con kẹo này!”. Khi ấy còn quá nhỏ nên cháu không nhớ được những giọt nước mắt của bố.

Cháu chưa từng được bố tổ chức sinh nhật một lần nào trong suốt 29 năm qua. Điều ước của cháu trong ngày sinh nhật chỉ là được có bố ở nhà, cháu cứ ước như vậy từ năm này qua năm khác, nuôi hy vọng sinh nhật năm sau bố sẽ về phép đúng ngày sinh nhật...

Cháu được mẹ đưa ra đảo ở với bố 2 năm, điều kiện ngoài đó rất thiếu thốn: không điện, thiếu thốn nước ngọt, thực phẩm phụ thuộc vào những chuyến tàu từ đất liền, mỗi khi trời gió tàu không ra được thì chẳng còn có đủ thức ăn. Khó khăn như vậy nên việc học cũng bị hạn chế, mẹ buộc phải đưa cháu về quê để đi học. Suốt những năm sau đó, cuộc sống của cháu là chuỗi ngày chờ đợi, đếm lùi từng ngày chờ bố về, bố về rồi thì lại tiếc nuối đếm từng ngày sợ bố lại đi. Cháu vốn là đứa bé bướng bỉnh không hiểu chuyện, dù biết trước kết quả nhưng mỗi lần bố đi lại gào khóc, túm áo, ôm chặt chân đòi bố mua vé cho đi cùng (thậm chí có lần cháu còn lén đóng gói sẵn quần áo). Một đứa bé 8 tuổi còn có thể làm gì khác để đòi thứ nó muốn nhất trên đời? Có lần cháu đòi chui vào vali vì bố nói chưa mua vé không đi được, nhưng vali của bố nhỏ quá!... Những ngày bố trở về đảo, đi học về cháu không vào nhà mà chỉ đứng ngoài cửa khóc, cháu sợ bước vào nhà sẽ không thấy bóng dáng bố đâu nữa, cháu rất sợ khoảnh khắc đó!

...Bố rất ít khi nghỉ phép Tết, một phần vì sóng gió, phần vì bố nhận trực Tết để nhường các cô chú khác trẻ hơn. Mỗi cái Tết có bố, bố con cháu sẽ gói bánh chưng, bố sẽ mua đào mua quất, mẹ mua mứt và bánh kẹo, khách đến nhà rất đông, cháu có quần áo mới và mẹ cười rất nhiều. Những năm còn lại mẹ buồn lắm, nhà sẽ chỉ mua những thứ thật sự cần thiết, khách đến nhà sẽ hỏi sao bố không về, cháu khóc và mẹ sẽ mắng bảo không được khóc kẻo xui cả năm.

Có mấy lần bố báo sắp chuyển về đất liền, rồi sẽ đón mấy mẹ con vào sống cùng, nhà cháu hân hoan vui suốt tháng... Thế rồi mãi không thấy bố về, bố bảo các cô bác ngoài đảo viết đơn kiến nghị, mấy trăm người ký tên xin bố ở lại... Những mấy trăm người, còn mẹ con cháu thì...

Cháu được hỏi có trách bố không? Sao cháu lại trách bố? Cháu không đồng ý với quyết định của bố, cũng không hiểu và cảm thông như có anh chị phóng viên nào đó viết trên báo đâu. Chỉ vì đó là cuộc sống, là con đường của bố, trách cứ chỉ làm bố buồn hơn. Cháu cũng biết nỗi buồn của mình chẳng là gì so với sự vất vả của mẹ và những khó khăn bố phải vượt qua.

Mới đây có một chuyện làm cháu khóc rất nhiều: Mẹ không liên lạc được cho bố nên lo lắng kể với cháu, cháu gọi rất nhiều lần bố mới bắt máy, lúc ấy mới biết bố sốt 2 ngày rồi, lúc đó đã nằm li bì một mình... Cảm giác của cháu lúc đó chẳng biết tả thế nào, cháu òa khóc gọi điện nhờ một người quen nấu cháo đem đến, cháu không làm được gì cả, muốn đến được với bố phải qua mấy chặng đường, mất mấy ngày trời...

Gần đây người ta hỏi cháu: Bố nổi tiếng rồi có thích không??? Cháu không hiểu câu hỏi này? Khoảng 2 năm trở lại đây bố cháu hay được hỏi tới, Nhà nước cũng bắt đầu ghi nhận sự cống hiến của bố. Như vậy thì sao? Thời gian đã mất đi, những tôn vinh này có thể cộng thêm thời gian cho bố con cháu không? Có thể làm bố mẹ cháu trẻ lại không? Sự tôn vinh ấy đơn giản là một tấm bằng ghi nhận cho cố gắng của bố cháu trong 29 năm qua. Nếu được lựa chọn, cháu không đời nào đổi 29 năm lấy tấm bằng ấy, cháu tin bố cũng vậy.

Cháu kể ra câu chuyện gia đình mình, không phải để kể lể, than trách hay khoe khoang. Chỉ vì cháu muốn chia sẻ với chú, với các cô chú khác đã dành sự cảm thông và chia sẻ với gia đình cháu. Và cháu hy vọng, sẽ có nhiều người sau khi nghe câu chuyện này sẽ biết rằng: Cuộc sống ngày nay vẫn còn những con người không ngại khó ngại khổ và vẫn còn những con người sống với những lý tưởng cao đẹp vượt ra khỏi lợi ích riêng của mình.

Điều ước bây giờ của cháu là bố được nghỉ hưu sớm và cả nhà cháu có thể sống quây quần bên nhau.

Có thể bạn quan tâm

Ayun Pa: Xứng tầm khu kinh tế động lực vùng Đông Nam

Ayun Pa: Xứng tầm khu kinh tế động lực vùng Đông Nam

(GLO)- Phát huy lợi thế là trung tâm vùng kinh tế phía Đông Nam tỉnh, sau hơn 11 năm thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự quyết tâm của chính quyền và sự đồng lòng của người dân, thị xã Ayun Pa đã từng bước khai thác tiềm năng và nội lực, đạt nhiều thành tựu quan trọng.
Ia Grai: Hướng đến phát triển bền vững, toàn diện

Ia Grai: Hướng đến phát triển bền vững, toàn diện

(GLO)- Năm 2018, thời tiết diễn biến phức tạp, giá cả các mặt hàng nông sản giảm đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân trên địa bàn huyện Ia Grai. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, sự giám sát của HĐND huyện, sự điều hành của UBND huyện, kinh tế-xã hội huyện vẫn tiếp tục chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả tích cực.
Kông Chro: Vững vàng trên chặng đường mới

Kông Chro: Vững vàng trên chặng đường mới

(GLO)- Sau 30 năm thành lập, huyện Kông Chro đã có sự phát triển mạnh mẽ, đầy hứa hẹn. Bộ mặt đô thị và nông thôn đang đổi mới từng ngày, đời sống nhân dân các dân tộc trong huyện từng bước được cải thiện và nâng cao.
Đak Pơ: Sức bật từ tam nông

Đak Pơ: Sức bật từ tam nông

(GLO)- Sau 15 năm thành lập, kinh tế-xã hội của huyện Đak Pơ có bước phát triển vượt bậc. Đời sống người dân ngày một cải thiện. Có được kết quả này là nhờ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã tạo động lực giúp vùng đất thuần nông Đak Pơ phát triển mạnh mẽ.
Đất nước của những triệu phú

Đất nước của những triệu phú

(GLO)- Công quốc Monaco nằm ở một eo biển nhỏ phía Nam nước Pháp, bên bờ biển Côte dAzur, nước Pháp bao quanh 3 mặt, mặt còn lại giáp biển Địa Trung Hải. Với diện tích chỉ vỏn vẹn 2,02 km2, Monaco là quốc gia nhỏ thứ 2 thế giới (chỉ sau Vatican), dân số 38.000 người-nằm trong top 10 quốc gia có dân số ít nhất thế giới. Tuy nhỏ về diện tích và ít về dân số nhưng quốc gia này có đến 1/3 dân số là triệu phú và rất nhiều tỷ phú, không có người nghèo, được các tổ chức quốc tế đánh giá là quốc gia có tỷ lệ triệu phú cao nhất thế giới. Do vậy, Monaco được mệnh danh là đất nước của những triệu phú đô la.
Xã luận: Xuân khát vọng

Xã luận: Xuân khát vọng

(GLO)- Chúng ta quyến luyến chia tay năm Mậu Tuất, bước sang Xuân mới Kỷ Hợi 2019. Với Gia Lai, năm Mậu Tuất 2018 ghi dấu ấn đặc biệt trên nhiều lĩnh vực, thể hiện rõ quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, khát vọng vươn lên chinh phục những tầm cao mới của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Những ngày ở Nhật

Những ngày ở Nhật

(GLO)- Trong tâm thức của người Việt hàng thế kỷ nay, Nhật là dân tộc có nhiều điều đáng học. Tư tưởng duy tân từ cụ Phan Chu Trinh và kế tiếp là phong trào Đông Du của Phan Bội Châu in đậm sử sách, ăn sâu tư duy thế hệ chúng tôi. Vì vậy, được đến nước Nhật, tận thấy cuộc sống của người Nhật từ lâu là ước muốn của nhiều người.
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang: Tăng cường đi cơ sở để giúp dân

Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang: Tăng cường đi cơ sở để giúp dân

(GLO)- Năm qua, đồng chí Dương Văn Trang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã liên tục đi kiểm tra, thị sát cơ sở, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình, giúp cấp ủy, chính quyền cơ sở kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ. Qua đó đã tăng cường sức mạnh đoàn kết, đẩy nhanh phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ.
Xuân về trên núi

Xuân về trên núi

(GLO)- Ở xứ cao nguyên này, mưa thì dằng dặc, triền miên, nắng thì hoang hoải, kiệt cùng. Những khoảnh khắc xuân-hạ-thu-đông dường như chỉ đỏng đảnh ghé qua chớp nhoáng trong một thời khắc nào đó, mà nếu hững hờ, sẽ khó lòng mà nhận ra.
Thưởng trà và sống chậm

Thưởng trà và sống chậm

(GLO)- Yêu thích nghệ thuật trà đạo và triết lý Phật giáo, anh Võ Thanh Hưng đã quyết tâm xây dựng một không gian thưởng thức trà đúng chất xưa. Nét xưa ấy thể hiện ngay từ cái tên Hồn Gỗ của quán cho đến cách mà anh ngồi đối ẩm cùng những người trót mê đắm hậu vị ngọt mát của các loại trà Việt.
Nhiều dấu ấn trong thu hút đầu tư

Nhiều dấu ấn trong thu hút đầu tư

(GLO)- Năm 2018, Gia Lai tiếp tục là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Minh chứng là qua 2 lần tỉnh tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư với TP. Hồ Chí Minh, kết quả đạt được đều rất khả quan với nhiều dự án đã được phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư.
Chư Sê phấn đấu thành thị xã trước năm 2020

Chư Sê phấn đấu thành thị xã trước năm 2020

(GLO)- Bên cạnh việc đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, những năm qua, huyện Chư Sê đã tập trung mọi nguồn lực để quy hoạch, chỉnh trang đô thị, tu sửa, nâng cấp hệ thống đường giao thông, vỉa hè… nhằm hướng tới mục tiêu trở thành thị xã trước năm 2020.
Chư Pưh: Kinh tế-xã hội chuyển biến tích cực

Chư Pưh: Kinh tế-xã hội chuyển biến tích cực

(GLO)- Năm 2017, huyện Chư Pưh đã triển khai nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Cụ thể, giá trị tăng trưởng kinh tế ước đạt 10,05%. Trong đó, nông-lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,6%, công nghiệp-xây dựng tăng 12,92%, dịch vụ tăng 13,96%; thu nhập bình quân đầu người đạt 39,31 triệu đồng/năm. Tổng thu ngân sách trên địa bàn hơn 282 tỷ đồng, đạt 104,28% kế hoạch. Tổng diện tích gieo trồng toàn huyện là 23.585,7 ha, đạt 101,31% kế hoạch.
Ngành Y tế: Chuyển giao kỹ thuật hiện đại phục vụ nhân dân

Ngành Y tế: Chuyển giao kỹ thuật hiện đại phục vụ nhân dân

(GLO)- Tăng cường hoạt động phòng-chống dịch, đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục để người dân chủ động giám sát dịch tễ; triển khai có hiệu quả các dự án thuộc Chương trình mục tiêu y tế-dân số, tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh, đặc biệt tại tuyến y tế cơ sở; phát triển và mở rộng dịch vụ, kỹ thuật y tế tạo điều kiện cho người bệnh tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng...
Ngày Xuân "xông đất" lực lượng đặc biệt

Ngày Xuân "xông đất" lực lượng đặc biệt

(GLO)- Ngày trước, khi nói về Bộ đội Biên phòng, người ta nghĩ ngay đến hình ảnh chú chiến mã phi nước đại trên đỉnh núi cao xa. Tuy nhiên, lính Biên phòng không chỉ có ngựa mà còn sở hữu một lực lượng rất đặc biệt, đó là những chú chó nghiệp vụ cực kỳ nhanh nhạy, thông minh. Những ngày đầu Xuân Mậu Tuất, chúng tôi có dịp lên xã Ia Mơr (huyện Chư Prông) thăm Cụm Cơ động Chó nghiệp vụ 3-Bộ đội Biên phòng thực hiện nhiệm vụ trên toàn tuyến biên giới các tỉnh Tây Nguyên.