Nhớ rận rồng ruộng lúa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Người Bắc từ xa xưa đã có sở thích ăn con cà cuống giống như là việc sử dụng giống thủy sinh chân đốt cua đồng, tôm tép làm món ăn vậy. Mà cà cuống lại được gọi với cái tên rất ảo diệu, là con “rận rồng”.

Cà cuống là loài chân đốt sinh sống trên chân các ruộng lúa nước. Mặc dù là loài có cánh, nhưng bộ cánh luôn gấp gọn úp kín lấy thân mình, cà cuống chủ yếu di chuyển bằng những đôi chân dài và cứng cáp như chân cua. Thường ngày thay vì bay lượn, chúng lại thích ngụp lặn trong nước.

Chính vì đôi cánh và lớp vỏ cứng bao quanh cơ thể có màu nâu sáng, với những vệt gân sậm, tạo nên những mảng màu loang lổ nên người quê tôi vẫn hay gọi “màu cà cuống” để chỉ các vật có sắc vàng nâu pha chút vân vằn nhẹ.

Con cà cuống (nguồn: Internet).

Con cà cuống (nguồn: Internet).

Khi lúa mùa đang thì con gái, cà cuống đã thấy xuất hiện. Đến tầm tháng 10 âm lịch thì cà cuống đẻ trứng trên các cọng cỏ, lá lúa gần sát mặt nước. Trứng cà cuống nhỏ và tròn màu trắng xanh kết thành chuỗi như giẻ hạt cao lương. Hồi nhỏ, lũ trẻ chúng tôi thường tìm trứng cà cuống nướng ăn, vừa ăn vừa tận hưởng mùi thơm ngậy của sản vật xứ đồng.

Người dân quê tôi lúc đi làm cỏ lúa đã có thể bắt được cà cuống. Chúng thường chậm chạp nên khá dễ bắt. Tuy nhiên, với những đôi chân khá chắc cùng đầu móng nhọn quặp cứng, lại có cái vòi ở miệng nhọn như kim tiêm, cà cuống có thể bám lấy người định bắt nó và chích nọc độc cho đau điếng. Khi bắt mồi, cà cuống cũng quặp chặt rồi chích nọc cho con mồi chết mới ăn.

Để dễ dàng bắt được cà cuống mà không bị chích đốt, người ta phải chộp chặt lấy phần lưng và lựa thế bấu rứt cái vòi nhọn ở miệng nó. Việc còn lại là lận con cà cuống vào lưng quần. Người nhà nông bắt được cà cuống, chủ yếu là nướng ăn chơi để tận hưởng mùi thơm nồng, vị ngon của chúng. Ấy thế mà từ người lớn cho tới trẻ nhỏ, hễ thấy cà cuống là bắt, hễ ăn cà cuống là mê.

Dân gian có câu ca: “Cà cuống thơm cay/Chú mới đi cày bắt phải bọ hung/Đem về nấu nướng kỳ cùng/Hết ba bó củi thối ung cả làng!”. “Chú mới” tức là chàng rể mới, theo cách nói của người nhà quê thời xưa. Ý nói con cà cuống ở ruộng nước rất ngon, chàng rể mới đang làm rể, vụng chuyện nhà nông đi cày đất cạn gặp con bọ hung lại ngỡ là cà cuống nên bắt về làm cái ăn.

Cà cuống thành đặc sản và ngon nhất là vào tháng 11 âm lịch. Lúc này cũng là thời điểm gặt lúa vụ mùa. Theo nhà văn Vũ Bằng trong “Thương nhớ mười hai”, tháng một (tức là tháng 11, theo cách gọi tháng âm lịch thời trước) là mùa của cà cuống. Cà cuống đực thì mổ bụng khêu lấy bọng dầu màu đỏ, mùi thơm như dầu quế. Dầu cà cuống được cất trữ làm nước mắm cà cuống, làm gia vị trong các món điểm tâm nức lòng bao thực khách. Thân cà cuống thì được hấp lên làm món ăn như cua đồng, tôm đồng… như những món quà trời đất cho nơi ruộng lúa.

Tuy nhiên, nói đến cà cuống là nói đến hương vị thơm cay của những cái bọng dầu rất đặc trưng mùi hương quế chẳng có thứ gì có thể thay thế được.

Có thể bạn quan tâm

Trưởng ban công tác Mặt trận hết mình vì việc chung

Trưởng ban công tác Mặt trận hết mình vì việc chung

(GLO)- Với vai trò Trưởng ban Công tác Mặt trận tổ 6 (phường Trà Bá, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), ông Phạm Quang Dừa đã nỗ lực cùng tập thể tổ dân phố triển khai hiệu quả các mặt công tác, xây dựng địa bàn khu dân cư ngày càng ổn định và phát triển.
Người 39 năm làm già làng

Người 39 năm làm già làng

(GLO)- Ở tuổi 89, ông Han-già làng làng Chăm Nek (phường Chi Lăng, TP. Pleiku) vẫn siêng năm lao động, truyền dạy những kiến thức, kinh nghiệm cho bà con dân làng phát triển kinh tế, xây dựng đời sống.

Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

(GLO)- Cùng với việc UBND tỉnh Gia Lai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai ở một số khu vực sạt lở nguy hiểm trên địa bàn huyện Ia Pa, dự án xây bờ kè chống sạt lở cũng được triển khai nhằm ổn định đời sống người dân.
Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

(GLO)- Trong không khí sôi động của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm xã Anh hùng Ia Hrung (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Nhiều công trình dân sinh được đầu tư, những ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông sạch sẽ... là minh chứng cho sự khởi sắc của vùng quê nghèo.
Người có uy tín chung sức xây dựng quê hương

Người có uy tín chung sức xây dựng quê hương

(GLO)- Những năm qua, tỉnh Gia Lai luôn quan tâm xây dựng đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), phát huy vai trò của người có uy tín trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, xây dựng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Chư Băh giảm nghèo bền vững nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia

Chư Băh giảm nghèo bền vững nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia

(GLO)- Với sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự chung sức đồng lòng của người dân, xã Chư Băh (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo, phấn đấu không còn hộ nghèo vào năm 2025.