Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Cách tính điểm mới, dạy và học cũng khác

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Định dạng và cấu trúc đề thi cũng như thang điểm của hầu hết các môn thi hình thức trắc nghiệm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 có những thay đổi mà nhiều giáo viên cho rằng theo hướng tích cực.

KHÔNG CÒN CÀO BẰNG ĐIỂM CHO DÙ CÂU HỎI KHÓ, DỄ

Với đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2024 trở về trước, những môn thi theo hình thức trắc nghiệm, tùy vào số câu hỏi của mỗi đề, thang điểm sẽ được chia đều. Dù câu hỏi dễ hay khó, thông hiểu hay vận dụng thấp hoặc cao đều cùng chung mức điểm.

Học sinh lớp 11 năm nay sẽ thi đề tốt nghiệp THPT theo hướng mới trong năm 2025. Ảnh: ĐÀO NGỌC THẠCH

Học sinh lớp 11 năm nay sẽ thi đề tốt nghiệp THPT theo hướng mới trong năm 2025. Ảnh: ĐÀO NGỌC THẠCH

Nhưng bắt đầu từ năm 2025, Bộ GD-ĐT quy định về cấu trúc định dạng đề thi tốt nghiệp THPT, các câu hỏi với môn thi trắc nghiệm được chia thành 3 phần. Trong đó, có hai phần giữ nguyên cách tính điểm như trước là phần 1 và phần 3. Trong đó phần 1 gồm các câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn, cho 4 phương án chọn một đáp án đúng. Mỗi câu trả lời đúng, thí sinh (TS) được 0,25 điểm. Phần 3 gồm các câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm dạng trả lời ngắn. TS tô vào các ô tương ứng với đáp án của mình. Đối với môn toán, ở phần 3, mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Các môn khác, ở phần này, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Riêng phần 2 gồm các câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm đúng/sai thì thang điểm không còn chia đều. Mỗi câu hỏi có 4 ý, tại mỗi ý TS lựa chọn đúng hoặc sai. TS lựa chọn đúng một ý trong một câu hỏi sẽ được 0,1 điểm; đúng hai ý trong một câu hỏi được 0,25 điểm; đúng ba ý trong một câu hỏi được 0,5 điểm; đúng cả bốn ý trong một câu hỏi được 1 điểm.

Với sự thay đổi này, thạc sĩ Trần Văn Toàn, nguyên tổ trưởng tổ toán Trường THPT Marie Curie (Q.3, TP.HCM), cho biết cách tính điểm ở phần 2 hay và hợp lý, tạo sự công bằng. Ở đây sẽ đánh giá được giữa học sinh (HS) đánh lụi và HS học hiểu, biết. Chẳng hạn với môn toán, ở phần 2 trả lời đúng sai, chỉ cần chọn một ý sai là sai hết toàn bộ câu hỏi.

Thầy Toàn nhấn mạnh, việc xóa bỏ cào bằng điểm cho các câu trả lời có giá trị như nhau còn tạo cho HS tinh thần tự trọng. Biết thì nói mình biết, thể hiện qua câu trả lời và ngược lại chứ không còn cứ đánh liều, tạo sự giả dối.

Xây dựng đề thi sao cho HS theo học sách nào cũng làm được

Giáo viên Phạm Lê Thanh bày tỏ băn khoăn: "Khâu xây dựng ngân hàng, thư viện đề thi rất quan trọng, đảm bảo làm sao ngữ liệu không theo một bộ sách nào cả, HS học một trong 3 bộ sách đều có thể làm được bài thi và đều có thể đánh giá được năng lực và phẩm chất của TS, đáp ứng các mục tiêu về kỳ thi tốt nghiệp THPT là giảm áp lực, giảm tốn kém cho xã hội. Đồng thời, đảm bảo tính trung thực, khách quan, đủ độ tin cậy để làm cơ sở đánh giá và sàng lọc năng lực HS sau 3 năm đầu tiên thực hiện Chương trình GDPT 2018".

Có thể bạn quan tâm

Pleiku: 200 học sinh được trang bị kỹ năng phòng-chống đuối nước

Pleiku: 200 học sinh được trang bị kỹ năng phòng-chống đuối nước

(GLO)- Sáng 6-5, tại trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) phường Yên Đỗ phối hợp với Đoàn Thanh niên, Trạm Y tế phường tổ chức tập huấn kỹ năng “Phòng-chống đuối nước, tai nạn thương tích và xâm hại trẻ em” cho hơn 200 em học sinh của trường.
406 thí sinh dự thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

406 thí sinh dự thi đánh giá năng lực chuyên biệt của Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Ngày 4 và 5-5, tại Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt đợt 2 năm 2024. Kết quả bài thi này là một trong những phương thức dành cho thí sinh muốn xét tuyển vào các ngành đào tạo chính quy của trường.

Học trò nông trường năm ấy

Học trò nông trường năm ấy

(GLO)- Tôi được chuyển từ Trường Sư phạm Mẫu giáo Gia Lai-Kon Tum (đóng ở Kon Tum) về Trường Phổ thông cơ sở xã Ia Grai, huyện Chư Păh (nay là xã Ia Tô, huyện Ia Grai) từ đầu năm học 1977-1978. Sau đó, nhà trường điều tôi vào dạy lớp 1 tại điểm trường làng Delung. 
Giáo dục lịch sử bằng “mắt thấy, tai nghe”

Giáo dục lịch sử bằng “mắt thấy, tai nghe”

(GLO)- Những con số của sử liệu thường khô cứng, vì thế không gì dễ đi vào lòng người bằng bài học lịch sử trực quan, sinh động, bằng “mắt thấy, tai nghe”. Một khi tình yêu quê hương đất nước được bồi đắp, trách nhiệm của mỗi công dân với Tổ quốc cũng được nhân lên.