Chuyện cũ ở Chư Sê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Hồi mới nhận công tác ở Chư Sê (1993), cái tuổi ngoài 30 của tôi còn hừng hực hăng say với công việc lắm. Chuẩn bị cho Tết năm ấy, tôi đã nghĩ ra bao chuyện “không giống ai”.

Thế mà khi trình bày ý tưởng thì lại được mọi người tán đồng, ủng hộ. Tết thì phải có cờ, có hoa, có ca hát, thăm hỏi, chúc nhau những lời tốt đẹp, động viên nhau lấy nghị lực để chào năm mới với niềm vui mới trong công việc của gia đình của cơ quan, hơn nữa là của cả địa phương, xã hội...

Mở đầu là lúc Giao thừa, các cơ quan, đơn vị, mọi người tề tựu cùng nhau ở cơ quan ôn lại những công việc, nhiệm vụ trong năm qua, những việc đã làm được, chưa làm được, nguyên nhân vì sao; những công việc của năm tới sẽ là gì, khó khăn, thuận lợi dự kiến sẽ ra sao. Những thông tin từ lãnh đạo ngắn gọn, nhẹ nhàng mà thấm vào nhau cho đến tận... Giao thừa năm tới. Chia sẻ cho nhau vui buồn, động viên nhau để đón nhận năm mới với bao điều ước, mong sẽ thành hiện thực. Và, trước đó, chuyện cờ hoa đặt ra như là chuyện xa vời lắm, có ý kiến bảo... “dân mình chưa quen”. “Làm đi rồi sẽ quen”. Thế là ngày 30 tháng Chạp, dọc tuyến quốc lộ 14 (giờ là đường Hồ Chí Minh) chạy qua thị trấn Chư Sê, cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Bao người qua lại, ngỡ ngàng và khen ngợi.

Và hoa, các loại hoa xuất hiện trong các cơ quan, đơn vị. Sáng mùng 1 Tết, đại diện lãnh đạo các cơ quan, đoàn thể, địa phương cùng nhau đi viếng các liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện và phân công nhau đến thăm hỏi, chúc Tết các gia đình thương binh-liệt sĩ, gia đình người có công và các đồng chí lãnh đạo qua các thời kỳ. Những điều nho nhỏ như vậy tận ngày xửa ngày xưa, mà bây giờ, sau phút Giao thừa cứ hiển hiện trong tôi.

Anh Nay Tháo, khi ấy là Bí thư Huyện ủy, anh Siu Thoát là Chủ tịch UBND huyện và nhiều người nữa trong Ban Thường vụ Huyện ủy lúc bấy giờ hiểu khá rõ phong tục, tập quán, nhất là với Tết cổ truyền của dân tộc. Vì vậy, những khi chúng tôi đưa ra những ý tưởng chăm lo Tết cho người dân, cho cán bộ, nhân viên, các anh đồng tình và cùng nhau bàn biện pháp thực hiện. Giờ các anh ấy: Nay Tháo, Siu Thoát, Rơ Mah Gờn, Rơ Châm Điên, Rơ Mah Dă đều đã về với tổ tiên, ông bà. Tết về thương nhớ các anh, nhớ chuyện xưa, mà lòng bồi hồi xúc động.

Thị trấn Chư Sê ngày càng khang trang, phát triển. Ảnh: Quang Tấn

Thị trấn Chư Sê ngày càng khang trang, phát triển. Ảnh: Quang Tấn

Chư Sê giờ đã phát triển vượt bậc, hạ tầng cơ sở sản xuất và xã hội được đầu tư xây dựng, giao thông, thủy lợi đến tận làng, tận ruộng, những cánh đồng khô khát khi xưa giờ trở thành những ruộng lúa, hoa màu xanh ngát. Chưa hết khó khăn nhưng đã xa rồi những ngày lam lũ, đói kém. Chân ướt chân ráo mới về nhận nhiệm vụ ở nơi mà tôi chưa thông thạo địa bàn, chưa từng quen biết và hiểu nhiều về đội ngũ cán bộ tại chỗ, Chánh Văn phòng Huyện ủy hồi đó, anh Nguyễn Văn Lạc, là một trong những người có mặt khá sớm ở Chư Sê, lại có ưu thế là nguyên Bí thư Huyện Đoàn, nguyên Bí thư Đảng ủy xã, sắp xếp cho tôi lịch công tác cơ sở đều mỗi tuần, đích thân anh và Phó Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Trần Bường đưa tôi đi... làm quen cơ sở. Nhờ vậy mà không bao lâu, tôi đã có vốn liếng kha khá về các xã, thị trấn, các ban ngành, đoàn thể cũng như đội ngũ cán bộ từ huyện đến xã.

Năm đó, một niềm vui nữa của hơn 1.000 hộ dân thị trấn Chư Sê, đó là điện lưới quốc gia đã về thắp sáng bừng lên ngay trong đêm Giao thừa. Còn nhớ, khi mà điện lưới quốc gia đã thắp sáng nhà nhà ở khu vực thị trấn và vùng lân cận thì cả tỉnh (trừ thị xã Pleiku), các huyện khác vẫn ì ạch những chiếc máy phát điện thời sau chiến tranh thế giới thứ II cổ lỗ. Nói thì vắn tắt vậy, thực ra để có “dòng sáng Chư Sê” ấy phải trải qua quá trình... “chạy” của lãnh đạo huyện. Chỉ trong vòng chưa đầy 3 tháng, từ các thủ tục hành chính cho đến đền bù, giải phóng mặt bằng, thiết bị, vật tư, kỹ thuật, nhân công... và đường dây 22 kV chạy từ Trạm bù Trà Bá (Pleiku) đến trung tâm Chư Sê dài 40 km và cả hàng chục cây số đường dây hạ thế về tận các gia đình bằng chủ trương “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” mà huyện mạnh dạn đề ra và cam kết với lãnh đạo tỉnh sẽ làm được thì không hề dễ, nếu không có sự chung tay của đội ngũ cán bộ, đảng viên cơ sở.

Nhớ lại vài chuyện cũ trong đêm Giao thừa năm con rồng, năm mà điều hy vọng sẽ cất cánh bay lên, đưa nền kinh tế-xã hội của Chư Sê sánh vai cùng các địa phương trong vùng, giữ vững danh hiệu là địa phương đi đầu trong lĩnh vực phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Khi Bí thư Huyện ủy Lý Anh Sang ghé nhà, hỏi thăm, tôi được biết, năm vừa rồi, “huyện làm ăn cũng khá, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt dự kiến”.

Trong lúc cả tỉnh đang cố gắng hồi phục nền kinh tế vừa trải qua đại dịch Covid-19, nhiều chỉ tiêu kế hoạch không đạt, mà Chư Sê được vậy là mừng. Năm 2023, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện đạt gần 15 ngàn tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), vượt gần 10% kế hoạch. Hiện có 12/14 xã đạt chuẩn nông thôn mới; hơn 95% trẻ em trong độ tuổi được vận động ra lớp, công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân được chú trọng...

Bước vào năm 2024, kỳ vọng Chư Sê sẽ đạt được nhiều kết quả hơn trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Kỳ vọng đó có cơ sở, bởi với đội ngũ cán bộ lãnh đạo trẻ trung, học hành căn bản, có kinh nghiệm thực tiễn và sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời và chú trọng, quan tâm đầu tư nguồn lực từ cấp trên đối với một huyện được coi là trung tâm phát triển của cả vùng “tam giác ngã ba Cheo Reo” này.

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia Púch tiếp sức để dân thoát nghèo

Đồn Biên phòng Ia Púch tiếp sức để dân thoát nghèo

(GLO)- Bằng nhiều hoạt động mang tính thiết thực, cán bộ và chiến sỹ Đồn Biên phòng Ia Púch) đã giúp nhiều hộ dân ở xã biên giới Ia Púch (huyện Chư Prông) thay đổi nếp nghĩ, cách làm và vươn lên thoát nghèo bền vững, nhất là các hộ dân người dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn.
Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

(GLO)- Từ trụ sở UBND xã Hà Tam (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) du khách theo con đường bê tông di chuyển khoảng 6 km về phía Đông Nam sẽ đến suối Đak Hyam. Tiếng nước lao xao đổ vào phiến đá mang theo hơi gió mát lành giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ níu chân lữ khách.
Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

(GLO)- Cùng với việc UBND tỉnh Gia Lai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai ở một số khu vực sạt lở nguy hiểm trên địa bàn huyện Ia Pa, dự án xây bờ kè chống sạt lở cũng được triển khai nhằm ổn định đời sống người dân.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.