Phát hiện loài dơi màu cam bí ẩn ở Tây Phi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các nhà khoa học tại quốc gia Tây Phi Guinea đã phát hiện ra một loài dơi lông màu cam mới khi đang tiến hành khảo sát thực địa ở dãy núi Nimba.
 
Hình minh họa của một nghệ sĩ về Myotis nimbaensis, loài dơi mới được tìm thấy ở dãy núi Nimba, Tây Phi. Ảnh: Fiona Reid.
Hình minh họa của một nghệ sĩ về Myotis nimbaensis, loài dơi mới được tìm thấy ở dãy núi Nimba, Tây Phi. Ảnh: Fiona Reid.
Vào đầu năm 2018, các nhà khoa học tiến hành các cuộc điều tra bảo tồn quần thể dơi ở dãy núi Nimba, trải dài biên giới Guinea, Liberia và Côte d'Ivoire của Tây Phi, nơi có đa dạng sinh học đặc biệt. Họ tập trung vào một loạt các hang động cũ đã bị dơi xâm chiếm.
Trong lúc khảo sát, các nhà nghiên cứu đã bắt gặp một con dơi màu cam nổi bật. Ban đầu, nhóm nghiên cứu cho rằng nó chỉ là con dơi có màu khác biệt duy nhất của loài thông thường mà họ đang điều tra, nhưng các cuộc điều tra sâu hơn bắt đầu cho thấy loài dơi này có sự khác biệt đáng kể.
 
Một bức ảnh về loài dơi mới được tìm thấy ở dãy núi Nimba. Ảnh: Tổ chức Bảo tồn dơi quốc tế.
Một bức ảnh về loài dơi mới được tìm thấy ở dãy núi Nimba. Ảnh: Tổ chức Bảo tồn dơi quốc tế.
Trong khi ở hiện trường, các nhà nghiên cứu đã gọi cho Giáo sư Nancy Simmons, một chuyên gia về phân loại dơi, và là người phụ trách tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ. Nhìn vào các bức ảnh, ông Simmons biết ngay các nhà nghiên cứu đã tình cờ bắt gặp một loài dơi mới.
Giáo sư Simmons nói: “Ngay khi tôi nhìn ảnh con dơi, tôi đã biết rằng đó là một loài nào đó mới. Sau đó, quá trình thu thập các dữ liệu cần thiết đã chứng minh rằng nó thực sự không giống bất kỳ loài nào khác đã biết".
Sau khi nghiên cứu toàn diện, ngày 13-1, các nhà nghiên cứu đã mô tả loài này trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí American Museum Novitates. Loài dơi thuộc chi Myotis, và từ vị trí phát hiện ra, nó được đặt tên là Myotis nimbaensis.
Tiến sĩ Winifred Frick, Đại học California ở Santa Cruz, Mỹ giải thích: “Trong thời đại có nhiều loài tuyệt chủng, một khám phá như thế này mang đến một tia hy vọng. Đó là một loài động vật hấp dẫn, có bộ lông màu cam rực rỡ. Loài này rất khác biệt, khiến chúng tôi nhận ra rằng nó chưa từng được mô tả trước đây. Khám phá ra một loài động vật có vú mới là rất hiếm. Đó là giấc mơ của tôi từ khi tôi còn là một đứa trẻ".
 
 Dãy núi Nimba ở Guinea có các đỉnh cao từ 1.600 - 1.750 mét so với mực nước biển và được bao quanh bởi các sinh cảnh đất thấp khác nhau. Ảnh: Tổ chức Bảo tồn dơi quốc tế.
Dãy núi Nimba ở Guinea có các đỉnh cao từ 1.600 - 1.750 mét so với mực nước biển và được bao quanh bởi các sinh cảnh đất thấp khác nhau. Ảnh: Tổ chức Bảo tồn dơi quốc tế.
Mặc dù bản thân việc phát hiện ra một loài động vật có vú mới không phải là chuyện hiếm gặp, nhưng hầu hết các khám phá về loài mới đều xảy ra thông qua các cuộc điều tra di truyền phức tạp trong phòng thí nghiệm. Giáo sư Simmons cho rằng việc tìm thấy một loài mới như loài này trong khi khảo sát thực địa là một sự kiện bất thường.
Các nhà nghiên cứu cho biết, oài dơi đặc biệt này có thể chỉ được tìm thấy ở một phần rất cụ thể của dãy núi Nimba. Họ đang tiến hành để tìm hiểu mức độ quý hiếm của loài dơi này và vai trò của nó trong hệ sinh thái địa phương rộng lớn hơn.
HOÀNG THẢO (Theo Newatlas, Foxnews/NDĐT)

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.