Phú Thiện quan tâm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng những năm qua, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) vẫn triển khai nhiều giải pháp nhằm tạo việc làm và thu nhập cho người lao động nông thôn. 
Huyện Phú Thiện có trên 75.000 người trong độ tuổi lao động, chiếm 86,06% dân số. Bà Huỳnh Thị Tư-Phó Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện-thông tin: Năm 2022, huyện phấn đấu nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 60% và giải quyết việc làm cho 2.850 người. Để đạt mục tiêu đề ra, Phòng phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và các xã, thị trấn khảo sát nhu cầu, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động. Đồng thời, rà soát, nắm bắt tình hình lao động khó khăn trở về địa phương từ các tỉnh phía Nam và số lao động có nhu cầu quay trở lại tìm việc để có giải pháp hỗ trợ phù hợp. Đặc biệt, để người lao động tiếp cận trực tiếp với thông tin về nhu cầu việc làm, UBND huyện phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức Hội chợ việc làm năm 2022. Tại đây, 4 doanh nghiệp đã trực tiếp tư vấn, tuyển dụng lao động. Kết quả có 200 lao động được tuyển dụng vào làm việc trong các doanh nghiệp.
Sau 2 năm làm công nhân ở Đồng Nai, năm 2022, chị Rơ Lan Phang (xã Ia Yeng) trở về tìm việc ở gần nhà để thuận lợi trong chăm sóc con nhỏ. Chị cho biết: “Sau phiên giao dịch việc làm lưu động tổ chức tại huyện, mình xin vào làm công nhân tại Nhà máy gạch Thái Hoàng ở xã Chư A Thai. Mức thu nhập bình quân 6-9 triệu đồng/tháng. Tuy thu nhập có thấp hơn so với khi làm công nhân ở Đồng Nai nhưng được gần nhà”.
Công nhân làm việc tại Nhà máy gạch Thái Hoàng, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện. Ảnh: Đinh Yến
Công nhân làm việc tại Nhà máy gạch Thái Hoàng, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện. Ảnh: Đinh Yến
Để tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động, huyện Phú Thiện còn quan tâm tạo điều kiện về thủ tục hành chính, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các khu-cụm công nghiệp giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Huyện cũng mở các lớp dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn; tổ chức hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm, giúp người lao động kết nối làm việc tại các doanh nghiệp. Dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng huyện đã mở được 2 lớp đào tạo nghề sửa chữa máy nông nghiệp và xây dựng cho 40 lao động nông thôn trong 2 năm qua. Cùng với đó, các xã, thị trấn cũng kết nối với doanh nghiệp tuyển dụng lao động và tổ chức đào tạo nghề phù hợp với vị trí việc làm. 
Anh Đinh Suyn (Plei Bông, xã Chư A Thai) cho hay: “Sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo sửa chữa máy nông nghiệp do xã phối hợp với cơ sở đào tạo nghề tổ chức, tôi đã tự mở cửa hàng sửa chữa máy nông nghiệp tại nhà. Những kiến thức được trang bị trong quá trình học nghề đã giúp tôi có được công việc phù hợp, nâng cao thu nhập”.
Huyện Phú Thiện có nhiều Nhà máy gạch tạo việc làm thường xuyên cho lao động phổ thông. Ảnh: Đinh Yến
Huyện Phú Thiện có nhiều nhà máy gạch tạo việc làm thường xuyên cho lao động phổ thông. Ảnh: Đinh Yến
Trong 6 tháng đầu năm 2022, huyện Phú Thiện có 2.600 lao động được giải quyết việc làm mới, trong đó, 1.585 lao động làm việc tại các tỉnh, thành phía Nam.
Tại xã Chư A Thai, 5 nhà máy gạch có nhu cầu tuyển dụng hàng trăm lao động phổ thông. Theo Phó Bí thư Đảng ủy xã Bùi Thị Đức, địa phương thường xuyên phối hợp với các nhà máy tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động. Qua đó, nhiều lao động đã tìm được việc làm với mức thu nhập 5-9 triệu đồng/người/tháng, còn nhà máy thì đảm bảo nhân lực hoạt động. “Từ đầu năm đến nay, xã có trên 200 lao động được giới thiệu vào làm việc tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp”-bà Đức nói.
Trao đổi với P.V, Phó Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện cho biết thêm: “Thời gian tới, Phòng tiếp tục tuyên truyền dưới nhiều hình thức để nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và hiệu quả của công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Bên cạnh đó, chúng tôi tiếp tục phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh và các doanh nghiệp uy tín có chức năng xuất khẩu lao động để tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động”. 
ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đặng Phan Chung tặng quà cho bà Nguyễn Thị Sự (dân công hỏa tuyến, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện). Ảnh: Vũ Chi

Thăm, tặng quà thân nhân, chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa

(GLO)- Ngày 2-5, đoàn công tác do ông Đặng Phan Chung-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà gia đình thân nhân, chiến sĩ Điện Biên trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa.
Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

(GLO)- Trong không khí sôi động của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm xã Anh hùng Ia Hrung (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Nhiều công trình dân sinh được đầu tư, những ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông sạch sẽ... là minh chứng cho sự khởi sắc của vùng quê nghèo.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.