Phố núi của tôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tôi không buồn khi nghe ai đó gọi Gia Lai là tỉnh lẻ. Mà tỉnh lẻ thật! Thậm chí, có một số người ở miền xa vẫn tần ngần chưa rõ Pleiku nằm ở đâu trên bản đồ đất nước. Nhưng điều đó có hề chi. Tôi được sinh ra và lớn lên tại Phố núi Pleiku là vô tình, nhưng đem lòng yêu vùng đất này là hữu ý…



Hình như Pleiku biết mình là Phố núi nên tỏ ra khiêm nhường. Bởi vậy, hiếm có người thấy được cái vẻ kiêu hãnh tự trong lòng thành phố. “Có hàng thông xanh trong đôi mắt em. Có dòng Sê San trong đôi mắt em. Có hương rượu cần say men say men. Có ngọn lửa nào đang nhen chơi vơi”. Đấy, Pleiku được ca tụng tựa hồ một người phụ nữ kiềm diễm đủ sức đốn gục trái tim của bất kỳ chàng trai nào trót đặt chân đến. Tôi vốn là người “cả thèm chóng chán”. Nhưng thú thật, khó lòng mà rời Pleiku ra đi. Pleiku quyến rũ tôi bằng khoảng trời lá thông vời vợi, bằng con dốc nhỏ nằm tư lự đếm bước chân người lữ khách “đi dăm phút lại về chốn cũ” và những ngày đông thâm trầm ngang phố. Phố núi cao nguyên rất đa tình nhưng không phóng túng. Tôi cũng vì lẽ đó mà càng gần gũi, càng si mê.

   Đường phố rực rỡ cờ hoa trong ngày Tết Dương lịch. Ảnh: Hồng Thi
Đường phố rực rỡ cờ hoa trong ngày Tết Dương lịch. Ảnh: Hồng Thi



Pleiku là đất lành. Rất nhiều gia đình đã đến nơi này tìm kế sinh nhai. Pleiku chấp nhận tất cả, nâng đỡ tất cả, chẳng cần biết đó là người thiếu thốn hay kẻ đủ đầy. Tôi tự hào khi thấy Pleiku chân tình như thế. Ai đến với thành phố này đều chọn cho mình một lối sống thích hợp. Lâu dần, tất cả đều thành “người Pleiku” hào sảng và rắn rỏi vô cùng. Ngay đến cái thú uống cà phê của người Pleiku cũng khoan thai, không vội vã như người Sài thành. Cà phê dường như sinh ra là để nhâm nhi. Bận lắm chứ, nhưng cứ phải tranh thủ sà vào một quán nhỏ ven đường, gọi một ly thật đậm rồi ngắm ra đường, những góc đường quen thuộc nhưng chưa bao giờ nhàm chán.

Yêu Pleiku, tôi không cần phải sắm vai một người tình si mê nhất. Chỉ có lòng thành của một con người bình thường, yêu lấy những điều nhỏ nhặt. Như cách mà nhà văn Ehrenburg đã từng yêu quê hương Xô Viết của mình: “Yêu từng cái cây trồng trước nhà, yêu con phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh...”. Tôi đã thật lúng túng, chẳng biết mở đầu như thế nào khi nghĩ đến việc sẽ đem tình yêu xứ sở mình phơi bày lên câu chữ. Nhưng giờ đây, nếu còn có thể, tôi vẫn muốn viết thật nhiều về nơi tôi đang sống những tháng ngày tươi đẹp nhất trong cuộc đời.

Gần Tết cổ truyền, nhiều người Pleiku cứ thủ thỉ chuyện mua vé về quê. Thì ra mỗi người đều có một nơi chôn nhau cắt rốn để quay về. Phố núi vẫn không là quê cha đất tổ của nhiều người. Nhưng tôi tin Pleiku xứng đáng được gọi là “quê hương”. Vì rằng: “Quê hương là gì hở mẹ/Mà cô giáo dạy phải yêu/Quê hương là gì hở mẹ/Ai đi xa cũng nhớ nhiều” (Đỗ Trung Quân).

 

 LỮ HỒNG

Có thể bạn quan tâm

Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

(GLO)- Cùng với việc UBND tỉnh Gia Lai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai ở một số khu vực sạt lở nguy hiểm trên địa bàn huyện Ia Pa, dự án xây bờ kè chống sạt lở cũng được triển khai nhằm ổn định đời sống người dân.
Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đặng Phan Chung tặng quà cho bà Nguyễn Thị Sự (dân công hỏa tuyến, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện). Ảnh: Vũ Chi

Thăm, tặng quà thân nhân, chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa

(GLO)- Ngày 2-5, đoàn công tác do ông Đặng Phan Chung-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà gia đình thân nhân, chiến sĩ Điện Biên trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa.
Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

(GLO)- Trong không khí sôi động của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm xã Anh hùng Ia Hrung (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Nhiều công trình dân sinh được đầu tư, những ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông sạch sẽ... là minh chứng cho sự khởi sắc của vùng quê nghèo.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.