Du Xuân ngắm hoa Ngô Mây

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mở cửa từ ngày Mùng 1 Tết, vườn hoa của Nông hội hoa cây cảnh An Khê (phường Ngô Mây, thị xã An Khê, Gia Lai) đã trở thành điểm du Xuân lý tưởng cho du khách gần xa. Đến với vườn hoa du khách tận hưởng không khí trong lành, ngắm ngàn hoa đua nở, rực rỡ sắc thắm mùa Xuân.

Xuôi hướng đèo An Khê, đến đầu dốc núi đá rẽ trái khoảng 300 mét, du khách sẽ bắt gặp vườn hoa, cây cảnh rộng mênh mông đang đua nhau khoe sắc, rực rỡ trong nắng vàng. Xen kẽ những lối đi là hàng chục tiểu cảnh lớn nhỏ làm từ các loại hoa rực rỡ sắc màu được phối hợp hài hòa với các loại cây lá màu giúp cho không gian vườn hoa sinh động, bắt mắt.Đứng ở bất cứ vị trí nào trong vườn du khách cũng có thể tự chụp ảnh, lưu lại những khoảnh khắc đẹp bên người thân và bạn bè. 

Ảnh: Ngọc Minh
Ảnh: Ngọc Minh

Ông Đỗ Mạnh Hùng-Chủ nhiệm Nông hội hoa cây cảnh An Khê cho hay: “Vườn hoa rộng gần 1 ha được tập hợp khoảng hơn 10 ngàn chậu hoa, cây cảnh, cây lá màu của các thành viên. Vườn hoa được chia thành 10 tiểu cảnh lớn nhỏ như, cánh đồng hoa bướm, cánh đồng chong chóng, khu vực hoa ngũ sắc, trái tim tình yêu, bản đồ hương hoa Việt Nam…Ngoài ra, chúng tôi còn khoanh một khu vực trưng bày, giới thiệu và bán một số loại hoa, cây cảnh, cây lá màu đang được trồng trên địa bàn thị xã và của làng hoa Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) cho du khách có nhu cầu mua lộc đầu năm.Giá vào thăm quan 20 ngàn đồng/người lớn, trẻ con miễn phí”.

Sau 2 ngày mở cửa, vườn hoa đã thu hút đông đảo người dân trên địa bàn thị xã An Khê và các huyện lân cận tới thăm quan, thưởng ngoạn.Xúng xính trong những bộ váy, áo dài truyền thống, nhóm bạn phường Ngô Mây, thị xã An Khê rủ nhau đến vườn hoa chụp ảnh lưu lại những khoảnh khắc đẹp trong ngày đầu năm.Chị Nguyễn Thị Tiểu My chia sẻ: “Trước Tết chúng em đã hẹn nhau, ngày Mùng 3 Tết cả nhóm sẽ xuống Quy Nhơn (tỉnh Bình Đinh) chơi, nhưng thấy vườn hoa đẹp quá nên đổi ý. Đến đây chúng em được thỏa thích dạo chơi, ngắm hoa, selfie, lưu lại hình ảnh đẹp bên bạn bè. Cảm giác rất sảng khoái, thư thái”.

Các bạn trẻ thích thú với vườn chong chóng.
Các bạn trẻ thích thú với vườn chong chóng. Ảnh: Ngọc Minh

Cũng thu hút bởi vườn hoa, gia đình anh Nguyễn Xuân Tiến vượt gần 30 km từ thị trấn Kbang, huyện Kbang, ra thị xã An Khê để ngắm hoa, cây cảnh. Anh Tiến vui vẻ nói: “Những năm trước vợ chồng tôi tổ chức cho các cháu đi chơi ở các điểm thác trên địa bàn huyện Kbang. Nghe bạn bè giới thiệu, ngoài thị xã có vườn hoa đẹp, do đó gia đình tôi quyết định chọn vườn hoa làm điểm du Xuân. Du Xuân ngắm hoa, cây cảnh làm cho tinh thần vui vẻ, thỏa mái, năm mới nhiều sức khỏe, thành công. Đặc biệt, qua thông tin giới thiệu tôi đã biết được tên một số loại hoa, cây cảnh mới”.

Giới thiệu về nghề trồng hoa truyền thống của phường, ông Nguyên Ngọc An-Chủ tịch UBND phường Ngô Mây-cho biết: “Ngô Mây là một trong những phường có diện tích trồng hoa lớn và lâu năm của thị xã An Khê. Kinh nghiệm cộng với kỹ thuật, người dân nơi đây không chỉ trồng cúc chậu cung ứng thị trường Tết, còn trồng được nhiều giống hoa cao cấp, cây lá màu được thị trường ưa chuộng. Các thành viên Nông hội hoa cây cảnh An Khê tổ chức vườn hoa không chỉ tạo không gian vui chơi, giải trí cho người dân, mà qua đây quảng bá, giới thiệu các loại hoa đang được trồng trên địa bàn phường nói riêng và thị xã nói chung”.

Ngọc Minh
 

Có thể bạn quan tâm

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

(GLO)- Trong không khí sôi động của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm xã Anh hùng Ia Hrung (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Nhiều công trình dân sinh được đầu tư, những ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông sạch sẽ... là minh chứng cho sự khởi sắc của vùng quê nghèo.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.