Lãng mạn hồ Đak Krong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ năm 2007, việc chặn dòng để xây dựng công trình thủy điện Đak Đoa (xã Đak Krong, huyện Đak Đoa, Gia Lai) đã hình thành một hồ nước mênh mông. Chiếc cầu treo nối đôi bờ giúp việc đi lại của bà con trở nên thuận tiện, đồng thời cũng là điểm nhấn tuyệt đẹp cho khung cảnh nơi này.
Từ cổng làng Đak Ioh (xã Đak Krong) đi đến hết con đường nhựa, nối tiếp là con đường đất đỏ qua những rẫy cà phê chừng 2 km sẽ thấy suối Ia Krom uốn lượn mềm mại dưới chân ngọn núi Grang lừng lững. Ia Krom là một phụ lưu của sông Sê San, chảy theo hướng Nam-Bắc và sau đó nhập vào sông Đak Bla. Trước kia, Ia Krom chỉ là một dòng suối nhỏ. Để thuận tiện đi lại, người dân bắc những thanh gỗ ngang qua thành cây cầu làm đường lên rẫy. Ông Vũ Đăng Tuấn-Chủ tịch UBND xã Đak Krong-chia sẻ: “Khi chưa chặn dòng, suối Ia Krom vẫn thường cạn kiệt vào mùa khô, không cung cấp đủ nước tưới nên diện tích 2 bên bờ suối bà con không sản xuất, cảnh vật lúc đó cằn cỗi lắm”.
  Vẻ đẹp bình yên của hồ Đak Krong.  Ảnh: P.V
Vẻ đẹp bình yên của hồ Đak Krong. Ảnh: P.V
Ấy vậy mà kể từ khi chặn dòng, một khúc của con suối Ia Krom đã biến thành hồ nước mênh mông, phục vụ nước tưới quanh năm cho hàng trăm héc ta ruộng rẫy, hoa màu của bà con ở xã Đak Sơ Mei và Đak Krong. Giờ đây, 2 bên bờ hồ rộng lớn được phủ một màu xanh mát mắt của những rẫy cà phê, hồ tiêu tốt tươi. Mặt nước trong veo, phẳng lặng in bóng ngọn núi Grang. Màu cỏ cây còn đem đến cho nơi này vẻ đẹp thanh bình, êm ả.   
Chiều về, ánh hoàng hôn trải tràn khiến mặt hồ lung linh như dát bạc. Đứng trên cây cầu treo vắt ngang qua hồ, đưa mắt nhìn ra xa, thấy màu trời soi bóng xuống mặt nước êm đềm, ta có thể cảm nhận đầy đủ vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng nơi này. Từng đàn bò bụng no tròn thong dong, chậm rãi đi qua khiến cây cầu khẽ rung rinh theo bước chân của chúng. Biết từ đây đàn bò đã nhớ đường về làng, đám trẻ cởi phăng áo, nhảy ào xuống dòng nước mát bên dưới, thỏa thích nô đùa, tắm táp. Những chuyến xe máy, công nông lần lượt nối đuôi nhau từ nương rẫy trở về sau một ngày lao động vất vả. Trên mặt nước yên bình thảng hoặc xuất hiện vài chiếc xuống lặng lẽ đánh cá. Khung cảnh êm ả, bình dị vô cùng.
Ông Tuấn cho hay: “Không chỉ phục vụ nước tưới, hồ Đak Krong còn đem lại nguồn thu nhập khoảng 200.000-300.000 đồng/ngày từ việc đánh bắt cá tôm cho vài chục gia đình trên địa bàn xã. Đặc biệt, hồ nước này có ý nghĩa rất lớn trong cân bằng môi trường sinh thái, tạo cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp cho địa phương. Khá nhiều du khách các nơi đã tìm đến ngắm cảnh và chụp ảnh kỷ niệm tại nơi này”.
Phương Vi

Có thể bạn quan tâm

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.