Khai mạc Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya 2018

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tối 10-11, tại sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai) đã diễn ra lễ khai mạc Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya năm 2018. Các đồng chí Dương Văn Trang-Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Châu Ngọc Tuấn- Phó Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Đức Hoàng-Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đông đảo cán bộ, nhân dân và du khách nô nức tham dự.
Đồng chí Dương Văn Trang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh thắp sáng ngọn lửa trong đêm hội. Ảnh: Đinh Yến
Đồng chí Dương Văn Trang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh thắp sáng ngọn lửa trong đêm hội. Ảnh: Đinh Yến
Lễ khai mạc nổi bật với phần biểu diễn nghệ thuật đặc sắc, đặc biệt là chương trình trình diễn cồng chiêng thể hiện sức sống mãnh liệt của đồng bào thiểu số cao nguyên Gia Lai, tôn vinh vẻ đẹp tinh khiết dung dị của hoa dã quỳ và màn lấy lửa ấn tượng từ trên đỉnh núi Chư Đăng Ya thắp sáng lên đêm hội.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng ban tổ chức Lễ hội ông Nay Kiên- nhấn mạnh: Du khách đến với Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya năm 2018 không chỉ được tận hưởng khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn chìm đắm và trải nghiệm các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn. Đây là dịp để huyện giới thiệu hình ảnh, giới thiệu tiềm năng phát triển du lịch của huyện; khẳng định và nâng cao vị thế mà núi lửa Chư Đăng Ya được tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) bình chọn là điểm đứng đầu trong Top 10 điểm đến hấp dẫn nhất tỉnh Gia Lai năm 2017. Giữa năm 2018, khu du lịch Biển Hồ-Chư Đăng Ya được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch vào các khu du lịch quốc gia của Việt Nam. Từ đây, địa phương có cơ hội đẩy mạnh hợp tác, thu hút đầu tư để phát triển du lịch địa phương.
Ảnh: Đức Thụy
Ảnh: Đức Thụy
Anh Nguyễn Thanh Tâm-du khách TP. Hồ Chí Minh chia sẻ: “Mỗi năm, tôi lại chọn đến nơi này để được tận hưởng không khí trong lành và trải nghiệm thiên nhiên hoang sơ của núi rừng hùng vĩ và vẻ đẹp thuần khiết của loài hoa dung dị gần gũi. Không thể tả được cảm giác thích thú khi đứng trên đỉnh núi lửa chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ nơi này”.
Du khách còn được thưởng thức cồng chiêng vang vọng núi rừng. Ảnh: Đinh Yến
Du khách còn được thưởng thức cồng chiêng vang vọng núi rừng. Ảnh: Đinh Yến
Đến với đêm khai mạc, du khách còn được giao lưu, thưởng thức những món ẩm thực truyền thống của người bản địa như gà nướng, cơm lam, rượu ghè; tham quan 60 gian hàng trưng bày các sản phẩm truyền thống của các doanh nghiệp, tổ chức và 15 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. 
Đây là lần thứ 2 huyện Chư Pah tổ chức lễ hội. Ban tổ chức đã có nhiều nỗ lực để lễ hội thực sự hấp dẫn, vui tươi, an toàn.
Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị kéo dài đến hết ngày 13-11-2018.
Trải nghiệm cùng dù lượn tại lễ hội. Ảnh: Đinh Yến
Trải nghiệm cùng dù lượn tại lễ hội. Ảnh: Đinh Yến
Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đặng Phan Chung tặng quà cho bà Nguyễn Thị Sự (dân công hỏa tuyến, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện). Ảnh: Vũ Chi

Thăm, tặng quà thân nhân, chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa

(GLO)- Ngày 2-5, đoàn công tác do ông Đặng Phan Chung-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà gia đình thân nhân, chiến sĩ Điện Biên trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa.
Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

(GLO)- Trong không khí sôi động của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm xã Anh hùng Ia Hrung (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Nhiều công trình dân sinh được đầu tư, những ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông sạch sẽ... là minh chứng cho sự khởi sắc của vùng quê nghèo.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.