Rau, hoa kiểng 'độc' đón tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhận thấy thị trường ưa chuộng, một số nông dân trẻ ở TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) đã chọn những nông sản “độc, lạ” cho vào chậu làm bonsai kiểng cung cấp cho thị trường Tết Nguyên đán.

 

Anh Nguyễn Định trong vườn dưa pepino chậu bán tết của mình
Anh Nguyễn Định trong vườn dưa pepino chậu bán tết của mình



Dưa pepino chậu

Sau khi thành công với mô hình trồng cà chua, dưa leo, ớt sừng bò, và đặc biệt là dưa pepino trong nhà kính mang lại hiệu quả cao, nông dân Nguyễn Định (31 tuổi, hồ Chiến Thắng, đường đập 1, phường 8, TP.Đà Lạt) đã nghĩ ra cách mới đưa dưa pepino (có xuất xứ từ Nam Mỹ) vào chậu kiểng để kiếm thêm thu nhập trong dịp Tết Nguyên đán sắp đến.

Theo anh Định kể, anh trồng dưa pepino từ năm ngoái trên diện tích hơn 2.000 m2, sau 4 tháng trồng thì anh đều đặn thu hoạch 150 - 200 kg/ngày (chu kỳ thu hoạch hơn 1 năm), bán với giá 70.000 - 90.000 đồng/kg mang về thu nhập khá cho gia đình. “Nhận thấy loài dưa pepino này quả vàng, sọc rất đẹp mắt, có mùi thơm tôi nghĩ chắc cho vào chậu kiểng sẽ rất đẹp và vì thế cách đây hơn 3 tháng tôi quyết định đầu tư trồng hơn 800 chậu dưa kiểng loại này để phục vụ thị trường tết. Tôi thử nghiệm trồng 2 loại, 1 chậu 3 cây nhưng để mỗi cây 1 cành và 1 chậu trồng 1 cây nhưng để 3 cành”, anh Định cho biết.

 

Vườn dưa pepino sẽ cho quả lớn vào dịp Tết Nguyên đán của anh Định
Vườn dưa pepino sẽ cho quả lớn vào dịp Tết Nguyên đán của anh Định


Cũng theo anh Nguyễn Định, trồng trong nhà kính, nhưng dưa pepino cho vào chậu kiểng thì kỹ thuật chăm sóc sẽ khó hơn, nhất là vấn đề dinh dưỡng, nước tưới phải hài hòa, rồi việc điều tiết cắt tỉa nhánh ra sao trong giai đoạn ra hoa mới quan trọng để cây cho trái và nhiều (từ 6 - 10 trái/chậu) mới bán được. Anh Nguyễn Định cho biết: “Với tình hình sinh trưởng và phát triển của cây như hiện nay, tôi dự kiến sẽ có 400 chậu cho trái to vào dịp tết, số còn lại thì trái sẽ nhỏ hơn 1 tí nhưng chưng tết cũng sẽ đẹp. Hiện nay, đã có khách hàng tại TP. HCM và các nơi đặt hàng hơn 300 chậu, với giá 150.000 đồng/chậu. Tôi nghĩ với tình hình nhu cầu thị trường như hiện nay thì tôi cũng không lo lắng nhiều cho đầu ra của sản phẩm mà chỉ tập trung chăm sóc cho chậu dưa phát triển tốt, đạt chất lượng là được”.
 

 Cận cảnh một chậu dưa kiểng pepino
Cận cảnh một chậu dưa kiểng pepino


Độc đáo lavender bonsai

Trong khi đó, một nông dân trẻ khác là Nguyễn Thế Tài (30 tuổi, 90 Trần Quang Khải, P.8, TP.Đà Lạt) cũng đã chuẩn bị sản phẩm “lạ” chờ tết không kém phần độc đáo: kiểng bonsai lavender.

Hoa lavender còn có tên gọi là hoa oải hương với màu tím biếc mang nhiều ý nghĩa về sự may mắn, thủy chung, đợi chờ tình yêu này được Nguyễn Thế Tài nghĩ ra cách lạ là làm kiểng bonsai. Trên diện tích nhà kính 300 m2, anh Tài trồng khoảng 1.000 chậu lavender nhỏ và hơn 100 chậu lavender lớn để đáp ứng nhu cầu khách hàng. “Lâu nay lavender trồng ngoài đất nhưng tôi cũng không biết tại sao mình nghĩ ra được cách đưa vào chậu làm kiểng bonsai nữa, chỉ biết là loài hoa này có thể chơi đến 3, 4 năm và nhìn thấy cây có thế, dáng đẹp nên tôi cho vào chậu trồng rồi làm bonsai kiểng”-anh Tài cho hay.

 

Một chậu lavender khổng lồ trong vườn của anh Nguyễn Thế Tài
Một chậu lavender khổng lồ trong vườn của anh Nguyễn Thế Tài


Cũng theo anh Tài, suốt hơn 1 năm qua anh đã chăm sóc cẩn thận tạo từng dáng, thế cho cây nên giờ nhiều chậu trông rất đẹp mắt. “Về kỹ thuật thì cũng không có vấn đề gì khó, loài cây này kháng bệnh rất tốt, còn sâu thì hầu như không có, chỉ cần mình cung cấp đủ nước và dinh dưỡng cho cây là được và chú ý xử lý hiện tượng vàng lá lúc cây còn nhỏ thôi. Tất cả những chậu hoa này đều được lắp hệ thống tưới nhỏ giọt đến tận gốc, hệ thống này được cài đặt tự động, cứ đến giờ ấn định là hệ thống tự tưới cho cây. Cây lớn thì mỗi ngày tưới 5 lần, mỗi lần 5 phút, còn cây nhỏ tưới ít hơn, mỗi tuần vài ba lần”, anh Tài chia sẻ.

 

Những chậu lavender lớn đã cho hoa rất nhiều
Những chậu lavender lớn đã cho hoa rất nhiều
 Một chậu bonsai lavender có dáng khá đẹp
Một chậu bonsai lavender có dáng khá đẹp
Anh Tài đang tỉa cành, tạo dáng cho chậu lavender
Anh Tài đang tỉa cành, tạo dáng cho chậu lavender


Hiện hầu hết các chậu lavender lớn nhỏ trong vườn của anh Tài đều đã cho hoa và hoa sẽ kéo dài trong vài tuần, khi tàn cuống hoa này thì sẽ nảy ra cuống hoa mới và tiếp tục cho hoa nên cây sẽ cho hoa quanh năm. Chậu nhỏ rất dễ sử dụng, có thể đặt lên bàn làm việc hoặc nơi nào đó trong nhà, trong phòng khách và có giá thành phù hợp với túi tiền người tiêu dùng.

Anh Tài cho biết: “Hiện nay phần lớn chậu lavender nhỏ trong vườn của tôi đã được khách hàng tại TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai đặt mua với giá 50.000 - 60.000 đồng/chậu. Trong khi đó, với chậu lavender lớn có giá từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng/chậu tôi để bán trực tiếp tại vườn và với nhu cầu hiện nay thì tình hình tiêu thụ chắc cũng không có vấn đề gì đáng lo”.

Theo Thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh buổi giám sát tại huyện Kbang. Ảnh Hà Duy

Giám sát đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025 tại huyện Kbang

(GLO)- Ngày 15-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND huyện Kbang về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Gia Lai ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp xanh

Gia Lai ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp xanh

(GLO)- Bám sát định hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã ưu tiên dòng vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao và phát triển sản phẩm xanh, sản phẩm OCOP.

Người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp

Người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp

(GLO)- Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp trong tỉnh Gia Lai vẫn luôn quan tâm chăm lo đời sống người lao động. Ở chiều ngược lại, người lao động luôn sẵn sàng đồng hành với doanh nghiệp để cùng nhau phát triển.