Ngôi nhà có 3 người bị bệnh tâm thần ở Đak Đoa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, chị Yeo hàng ngày phải gồng gánh nuôi 3 người thân mắc bệnh tâm thần trong căn nhà xập xệ ở làng Dôr 2, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai.
Tôi cùng ông Chưp-Trưởng thôn Dôr 2 đến nhà có 3 người phụ nữ bị bệnh tâm thần là bà Klam (SN 1948) và 2 người con gái là Klei (SN 1966) và A’Mlang (SN 1981) vào một buổi chiều muộn. Trước mắt chúng tôi là căn nhà được làm bằng những tấm tôn cũ, cửa đóng im ỉm. “Cuộc sống của họ hiện giờ đều trông cậy vào chị Yeo (SN 1990), con gái duy nhất của bà Klei, nhà ở kế bên”-ông Chưp cho biết.
Biết mục đích đến thăm của chúng tôi, chị Yeo buồn bã kể: Ông ngoại mình vừa mới qua đời sau 7 năm nằm liệt giường do bị tai biến. Điều khiến mình đau đớn nhất là bà ngoại, mẹ và dì đều bị bệnh tâm thần. Sau khi chữa trị nhiều nơi, bác sĩ cho biết, bệnh này không thể điều trị dứt điểm mà chỉ có thể uống thuốc để hạn chế bệnh phát nặng.
“Trong 3 người thì dì A’Mlang bị bệnh trầm cảm từ nhỏ. Dì ở với ông bà ngoại. Càng nhiều tuổi, bệnh của dì càng nặng. Ban ngày uống thuốc thì dì ngồi im. Còn khi “trái gió trở trời”, dì đập phá đồ đạc, la hét làm cả xóm mất ngủ”-chị Yeo cho hay.
Bà Klam (bìa phải) cùng 2 con gái bên căn nhà của mình. Ảnh: Đinh Yến
Bà Klam (bìa phải) cùng 2 con gái bên căn nhà của mình. Ảnh: Đinh Yến
Nhìn mẹ mình ngồi cạnh dì A’Mlang, chị Yeo rơm rớm nước mắt. Sau một hồi im lặng, chị bùi ngùi kể tiếp chuyện gia đình. Chị cho hay, bố mẹ bỏ nhau khi chị mới hơn 1 tuổi. Hai mẹ con ở với ông bà ngoại. Dù đã lập gia đình nhưng vì bà ngoại, mẹ và dì bị bệnh nên chị làm nhà ở ngay bên cạnh để tiện chăm sóc.
Mẹ chị bị bệnh tâm thần nên thường đi lang thang khắp làng. Thấy mẹ như vậy, chị thương đứt ruột nhưng cũng không có tiền đi bệnh viện. Vì thế, bệnh của mẹ chị ngày càng nặng hơn. Hồi còn trẻ, bà ngoại rất khỏe mạnh; khi tuổi cao sức yếu thì cũng mắc chứng bệnh này.
“Tiền thuốc thang chữa trị cho mỗi người hàng tháng là 400.000 đồng. Giờ tiền mua thuốc cũng hết nên thời gian gần đây bệnh tình trở nặng. Hàng ngày, mình cố gắng đi làm thuê để có tiền thuốc thang và mua gạo”-chị Yeo nghẹn ngào nói.
Biết hoàn cảnh gia đình bà Klam, dân làng thỉnh thoảng cho bao gạo, mớ rau, ít thịt, con cá. Ông Chưp cho biết: “Hoàn cảnh của gia đình bà Klam thật đáng thương. Căn nhà được làm bằng những tấm tôn cũ lâu ngày cũng đã xuống cấp. Cuộc sống thiếu thốn, khó khăn trăm bề. Rất mong sự giúp đỡ của cộng đồng để chị Yeo phần nào vơi bớt những khó khăn, áp lực trong cuộc sống”.
Mọi sự giúp đỡ gia đình bà Klam xin liên hệ ông Chưp-Trưởng thôn Dôr 2, số ĐT: 0358059937 hoặc Báo Gia Lai, 2A Hoàng Văn Thụ, TP. Pleiku (liên hệ chị Lệ Hằng-Phó Trưởng phòng Bạn đọc-Báo ảnh-Tư liệu Báo Gia Lai, số ĐT: 0943065095).
ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai phát động Tháng Nhân đạo

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai phát động Tháng Nhân đạo

(GLO)- Sáng 12-5, tại xã Đăk Pơ Pho (huyện Kông Chro), Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với Hội Chữ thập đỏ và Huyện Đoàn Kông Chro tổ chức lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 với chủ đề “Hành trình nhân đạo-Trao nhận yêu thương”.

Cả nhà bị bệnh

Cả nhà bị bệnh

(GLO)- Gần 2 năm qua, ông Đặng Chí Thành (thôn 1, xã Ia Tôr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) phải chạy vạy khắp nơi để có tiền chữa bệnh u ác tính cho vợ là bà Lê Thị Xuân Bích. Cuộc sống của gia đình càng trở nên túng quẫn khi 2 cha con ông Thành cũng bị bệnh.
Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

(GLO)- Ngày 11-4, Ban Thường trực Giáo hội Phật giáo huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cùng Nhóm Thiện nguyện tỉnh An Giang phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Phú Thiện, Chư Sê tổ chức khánh thành công trình giếng khoan cho các trường học và tặng quà cho người nghèo, học sinh khó khăn trên địa bàn.
Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

(GLO)- Hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN) với thông điệp "Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại", nhiều người dân ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tích cực tham gia HMTN. Việc làm của họ đã góp phần đáp ứng nhu cầu máu cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân.