Điều ước tháng 12

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ít ai biết rằng, trên mỗi chặng đường dài 26 km từ nhà đến trường, chị Hồ Thị Tươi (SN 1985, trú tại thôn Chư Bồ 1, xã Ia Kla, huyện Đức Cơ, Gia Lai) phải mang theo biết bao nỗi lo toan về 2 đứa con thơ đang nheo nhóc ở nhà và người chồng sống đời thực vật suốt hơn 1 năm qua.
Chúng tôi đến thăm nhà chị Tươi vào một buổi sáng cuối tuần thì thấy 3 mẹ con đang nằm ôm nhau trên tấm chiếu mỏng lót dưới nền xi măng lạnh buốt. Trên chiếc giường giữa nhà, anh Nguyễn Bá Viên-chồng chị, gầy trơ xương, miệng há hốc thở những nhịp ngớp ngoải nghe chừng mỏi mệt lắm. Cháu Nguyễn Hồ Hoàng Sa, con út của chị, vừa tròn 1 tuổi, bị viêm phổi, cứ quấn mẹ mà khóc nhè. Nhìn dáng chị gầy nhom, cứ loay hoay tìm chiếc ghế nhựa cũ mời khách ngồi, chúng tôi cầm lòng không đặng trước một người phụ nữ mỏng manh nhưng phải gánh quá nhiều nỗi cơ cực.
Ảnh: Lữ Hồng
Ảnh: Lữ Hồng
Chị Tươi hiện công tác tại Trường Tiểu học Trưng Vương (xã Bình Giáo, huyện Chư Prông). Đồng lương ít ỏi của một nhân viên thư viện và sự giúp đỡ của nhà trường, bà con địa phương… không thấm vào đâu so với chi phí mà chị phải trang trải cho cuộc sống hiện tại. Chị kể, hè năm 2017, khi chị vừa sinh cháu Sa chưa đầy 2 tháng, anh Viên mang về những viên gạch đầu tiên tận dụng từ những ngày đi làm thợ hồ những mong xây được căn nhà tạm cho gia đình. Những tưởng sẽ an cư, ngờ đâu một tai nạn giao thông khủng khiếp ập đến, khiến một người đàn ông khỏe mạnh, lành lặn như anh phải nằm liệt giường. Ai đến thăm cũng không giấu được nỗi xót xa khi nhìn lên tấm ảnh chụp chân dung vợ chồng chị ngày cưới rồi nhìn xuống người đàn ông bị teo não, sống thực vật trên chiếc giường ám ảnh kia.
Bà Nguyễn Thị Hạnh-mẹ chồng chị Tươi, vừa dỗ dành cháu vừa nấc lên nghẹn ngào: “Nhìn cảnh con trai như vậy, tôi càng thương cho con dâu của mình vì chịu khổ cực trăm bề. Tôi ở quê ra trông chừng con mình, cháu mình cho Tươi công tác xa chứ chẳng giúp được gì về kinh tế, họ hàng nội ngoại cũng đều khó khăn cả”. Nhìn bà, chúng tôi biết rằng sự kiệt cùng đang bủa vây ngôi nhà trống trải này. 2 người đàn bà, một già, một trẻ chỉ biết nương vào nhau mà sống.
Chị Tươi tâm sự: “Từ lúc ở bệnh viện về, anh cứ nằm thế suốt. Đau đớn quá! Tôi cũng không biết những ngày sau mình sẽ ra sao, con mình sẽ thế nào. Giờ một mình gồng gánh, cái khó này biết bao giờ mới thoát ra được”. Khi được hỏi về ước mong lớn nhất ở hiện tại, chị ngó lên trần nhà rồi ngậm ngùi: “Nhà chưa có cửa nẻo. Chỉ khép hờ mấy tấm gỗ tạp cho đỡ gió. Cực nhất là những ngày mưa bão, nghe tiếng gió giật ầm ầm trên mái tôn được lợp tạm trên những thanh gỗ mục, tôi cứ nơm nớp sợ chúng rớt xuống thì tội cho mấy đứa nhỏ. Đêm lại, nằm trở bên nào cũng dột. Chỉ mong có điều kiện để sửa lại mái nhà”. Thiết nghĩ, đó là ước mong vô cùng chính đáng nhưng không dễ dàng thực hiện được của một bà mẹ trẻ có hoàn cảnh khốn khó như chị.
Chúng tôi chia sẻ câu chuyện của mẹ con chị Tươi cũng là chia sẻ một điều ước của tháng 12 với thật nhiều hy vọng. Mong rằng mọi người sẽ chung tay san sẻ bớt một phần khó khăn với chị, để 2 cháu nhỏ đỡ phần tủi cực. Mọi đóng góp, hỗ trợ xin gửi về Báo Gia Lai, số 2A Hoàng Văn Thụ, TP. Pleiku (liên hệ chị Lệ Hằng-Phó Trưởng phòng Bạn đọc-Báo ảnh-Tư liệu Báo Gia Lai, số ĐT: 0943065095).
Lữ Hồng

Có thể bạn quan tâm

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

(GLO)- Ngày 11-4, Ban Thường trực Giáo hội Phật giáo huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cùng Nhóm Thiện nguyện tỉnh An Giang phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Phú Thiện, Chư Sê tổ chức khánh thành công trình giếng khoan cho các trường học và tặng quà cho người nghèo, học sinh khó khăn trên địa bàn.
Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

(GLO)- Hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN) với thông điệp "Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại", nhiều người dân ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tích cực tham gia HMTN. Việc làm của họ đã góp phần đáp ứng nhu cầu máu cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân.

“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

(GLO)- Nhà nghèo, nuôi 3 con nhỏ, lại thêm người chồng đột nhiên bị mù cả 2 mắt nên gánh nặng cơm áo hàng ngày càng đè lên đôi vai gầy của chị Rơ Châm Thủy (SN 1984, trú tại làng Kênh, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai).
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.
Chị Nguyễn Thị Tâm (bìa trái) cẩn thận đóng hũ từng suất ăn sáng trước khi phát cho bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

“Bữa sáng yêu thương” ở Trung tâm Y tế huyện Ia Pa

(GLO)- 7 năm gắn bó với công tác thiện nguyện, điều dưỡng Nguyễn Thị Tâm (Phòng Điều dưỡng-Trung tâm Y tế huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã nấu hàng ngàn suất ăn sáng cho bệnh nhân nghèo với mong muốn tiếp thêm động lực để người bệnh vượt qua khó khăn, yên tâm điều trị bệnh.