Bộ tộc "người cá" và cuộc sống lênh đênh không quốc tịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một bộ tộc được mệnh danh là “người cá” bởi cuộc sống của họ quanh năm lênh đênh vùng sông nước và không có quốc tịch.

Bajau Laut là một trong những bộ tộc kỳ lạ trên thế giới, nơi cuộc sống người dân quanh năm lênh đênh vùng sông nước và không có quốc tịch. Trên hòn đảo Borneo cách không xa thị trấn Semporna thuộc bang Sabah của Malaysia, bộ lạc tưởng chừng như đã “biến mất” này vẫn tồn tại theo cách riêng của họ.

 

 Cuộc sống người Bajau Laut lênh đênh vùng sông nước và không có quốc tịch
Cuộc sống người Bajau Laut lênh đênh vùng sông nước và không có quốc tịch



Những người ngư dân ấy sống trên biển suốt hàng thế kỷ, nhưng lại ít được biết tới nhất trên thế giới. Bộ tộc đặc biệt này từ nhiều đời nay sống gắn liền với đại dương, họ không thuộc về bất cứ quốc gia nào. Do không có quốc tịch, người Bajau Laut không có bất cứ quyền công dân nào với các phúc lợi xã hội của một con người đáng được hưởng.

 

Những cô gái đang nấu ăn trên thuyền
Những cô gái đang nấu ăn trên thuyền


Theo truyền thuyết xưa kể lại, trước đây có một công chúa người Malaysia bị cuốn trôi ra đảo trong trận lũ quét. Vua cha quá đau buồn nên đã hạ lệnh cho nhóm người ra khơi để tìm kiếm. Họ chỉ được trở về khi thấy công chúa. Trong suốt thời gian dài ròng rã, cả nhóm không thấy bóng dáng công chúa đâu nữa. Không thể quay về đất liền, họ đành ở lại và sống lênh đênh trên biển, hình thành bộ tộc du mục Bajau Laut của ngày nay.

Trong tiềm thức của người Bajau Laut, biển cả chính là ngôi nhà của họ. Bởi vậy, người dân có thể sống lênh đênh cả tháng trời trên con thuyền dài, hẹp và cao có tên lepa lepa.


 

Cuộc sống của họ gắn với chiếc thuyền gỗ có tên lepa lepa
Cuộc sống của họ gắn với chiếc thuyền gỗ có tên lepa lepa



Sở dĩ được mệnh danh “người cá” bởi người Bajau Laut nổi tiếng là những thợ lặn và bơi lội tài ba nhất. Họ thường lặn xuống đáy biển để săn cá bằng những dụng cụ đánh bắt thô sơ tự chế. Trẻ em của bộ tộc được người lớn hướng dẫn cách bơi lặn và đánh cá khi còn rất nhỏ. Để tránh tai không bị sức ép của nước khi lặn sâu, người ta sẽ chọc thủng màng nhĩ đứa trẻ và chờ vết thương lành dần. Sau đó, chúng bơi lội thoải mái mà không đau đớn.

Ngoài đánh bắt cá, người Bajau Laut còn lặn tìm hải sâm, ngọc trai hay nhím biển, những sản vật quý hiếm để đổi lương thực trên đất liền.


 

Những em bé người Bajau Lant được học bơi lặn từ rất nhỏ
Những em bé người Bajau Lant được học bơi lặn từ rất nhỏ
 Để thoải mái lặn dưới nước, từ nhỏ người Bajau Laut bị chọc thủng màng nhĩ
Để thoải mái lặn dưới nước, từ nhỏ người Bajau Laut bị chọc thủng màng nhĩ
Họ săn bắt cá bằng dụng cụ thô sơ tự chế
Họ săn bắt cá bằng dụng cụ thô sơ tự chế
 
 Một cô gái giã bột để bôi lên mặt. Đây là thứ bột tự chế giúp chống lại thứ nắng gay gắt trên biển
Một cô gái giã bột để bôi lên mặt. Đây là thứ bột tự chế giúp chống lại thứ nắng gay gắt trên biển


Hoàng Hà (DM/WK/Dantri)

Có thể bạn quan tâm

Homestay hút khách dịp lễ 30.4 - 1.5

Homestay hút khách dịp lễ 30.4 - 1.5

Chọn ở homestay nghỉ ngơi thư thái, tránh xa những điểm du lịch, khách sạn đông đúc, ồn ào và trải nghiệm khám phá thiên nhiên, đời sống người dân địa phương là lựa chọn của nhiều du khách dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 năm nay.
Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

(GLO)- Vào những chiều hè nắng rực, khi ánh hoàng hôn dần buông soi chiếu xuống mặt nước, hồ Ia Mua (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) trở thành một tấm gương khổng lồ, tạo nên khung cảnh yên bình và lãng mạn.
Một lần đến thác 50

Một lần đến thác 50

(GLO)- Đã từng có dịp đến tham quan nhiều ngọn thác trong và ngoài nước nhưng chưa ngọn thác nào để lại cho tôi cảm giác vừa hồi hộp lo lắng lại vừa phấn khích như thác 50 (Hang Én) trong chuyến đi vào trung tuần tháng 4 năm nay.
Săn mây ở Tu Thó

Săn mây ở Tu Thó

Mỗi lần đến khu tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum), tôi đều mang một cảm xúc mới.