Chấn chỉnh việc để xảy ra cảnh tranh giành lộc phản cảm tại chùa Hương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 9-5, ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Mỹ Đức, Hà Nội cho biết sau khi xảy ra sự việc tranh giành lộc gây phản cảm tại lễ Mông Sơn đại thí thực (lễ tạ và cũng là lễ khao) tại sân chùa Thiên Trù, Ban tổ chức lễ hội chùa Hương đã có văn bản gửi Thượng tọa Thích Minh Hiền - Trụ trì chùa Hương yêu cầu báo cáo sự việc.

 

Du khách trẩy hội chùa Hương 2018. (Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN)
Du khách trẩy hội chùa Hương 2018. (Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN)



Đồng thời, Ban tổ chức lễ hội cũng yêu cầu Trụ trì chùa Hương chấn chỉnh các vị chư tăng, ni trong chùa để xảy ra việc tranh giành lộc ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm nơi cửa Phật. Qua đó, Ban tổ chức lễ hội đề nghị nhà chùa xem xét thay đổi phương thức tổ chức lễ Mông Sơn thí thực của các năm sau theo hướng đổi mới không để xảy ra các sự việc đáng tiếc tương tự.

Trước đó, ngày 7-5, nhà chùa tổ chức lễ Mông Sơn đại thí thực và đây cũng là phong tục thường niên sau khi kết thúc lễ hội chùa Hương.

Ngay khi buổi lễ kết thúc, người dân tham dự đã chen lấn, xô đẩy tranh giành lộc gây hình ảnh phản cảm.

Theo quan niệm của nhiều người, nếu lấy được lộc chùa về ăn sẽ gặp nhiều may mắn, nhất là đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, do ý thức người dân muốn càng nhiều lộc càng tốt, thậm chí nhiều người mang cả bao tải ra đựng lộc nên mới xảy ra tình trạng tranh giành gây lộn xộn.

Bà Bùi Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết Sở đã kịp thời nắm thông tin ngay khi sự việc diễn ra, đồng thời đề nghị Ủy ban Nhân dân huyện Mỹ Đức kiểm tra, báo cáo sự việc và chấn chỉnh công tác tổ chức, quản lý lễ hội theo đúng quy định.

Cũng trong ngày 9-5, Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức đã có văn bản cáo cáo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội và Ban Tôn giáo thành phố Hà Nội về vấn đề này.

Hiện chùa Hương đang cuối mùa lễ hội, lượng khách trảy hội không còn đông như trước. Bởi vậy, lượng người tranh giành lộc chủ yếu là dân địa phương, không nhiều khách thập phương.

Đinh Thị Thuận (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

(GLO)-

Giữa núi rừng hùng vĩ tại xã Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) có một bãi tắm được ví như “biển trên núi”. Trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, bãi tắm ở dòng sông Pô Cô đã thu hút hàng ngàn lượt người đến vui chơi, thưởng ngoạn.

Du lịch xanh “lên ngôi”

E-magazineDu lịch xanh “lên ngôi”

(GLO)- Gia Lai có các tuyến giao thông đường bộ thuận lợi, những điểm cắm trại lý tưởng trong rừng, thác nước, nhất là các địa điểm du lịch đều gắn với thiên nhiên. 
Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

(GLO)- “Cơm lam, gà nướng không chỉ là món ăn mà còn chứa đựng câu chuyện về văn hóa của dân tộc Jrai. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực để trở thành đầu bếp giỏi nhằm chuyển tải câu chuyện văn hóa ấy đến với mọi người qua ẩm thực”-ông Yaih (58 tuổi, làng Chuet Ngol, xã Chư Á, TP. Pleiku) bày tỏ.
Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

(GLO)- Từ trên cao, cánh đồng Ngô Sơn (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) đẹp tựa như một bức tranh. Dưới ánh hoàng hôn, từng thửa ruộng ánh lên sắc màu ấm áp, bình yên. Mời các bạn cùng ngắm nhìn vẻ đẹp của nơi này qua góc máy của tác giả Phạm Quý.
Homestay hút khách dịp lễ 30.4 - 1.5

Homestay hút khách dịp lễ 30.4 - 1.5

Chọn ở homestay nghỉ ngơi thư thái, tránh xa những điểm du lịch, khách sạn đông đúc, ồn ào và trải nghiệm khám phá thiên nhiên, đời sống người dân địa phương là lựa chọn của nhiều du khách dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 năm nay.
Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

(GLO)- Vào những chiều hè nắng rực, khi ánh hoàng hôn dần buông soi chiếu xuống mặt nước, hồ Ia Mua (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) trở thành một tấm gương khổng lồ, tạo nên khung cảnh yên bình và lãng mạn.