Kỳ diệu chiêng tre

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với người Ê Đê, ngoài chiêng đồng thì chiêng tre có một vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa của cộng đồng. Thanh âm của nó là tiếng lòng hướng đến thần linh cùng mong ước, nỗi niềm của đồng bào giữa núi non hùng vĩ.

Mặt trời khuất dần sau núi, giữa rặng tre rì rào, đôi bàn tay khéo léo của những đứa trẻ buôn M’Duk (phường Ea Tam, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đak Lak) nhịp nhàng với dàn ching kram tạo nên âm thanh rền chắc, dồn dập, rộn ràng.

 

Chiêng tre được đánh trong các nghi lễ truyền thống của buôn làng Ê Đê. Ảnh: D.Y.T
Chiêng tre được đánh trong các nghi lễ truyền thống của buôn làng Ê Đê. Ảnh: D.Y.T

Khi buôn làng chưa có chiêng đồng, người Ê Đê đã biết chế tác chiêng tre (ching kram). Đây là một sản phẩm âm nhạc độc đáo của riêng dân tộc Ê Đê. Bộ ching kram thường có 5, 7, 9 chiếc hợp lại hoặc có khi 19 chiếc. Trong dân gian lưu truyền truyền thuyết về ching kram: Ngày xưa, ở một buôn làng Ê Đê có chàng trai tên Đam San có sức khỏe phi thường.

Hàng ngày, chàng cùng trai tráng trong buôn lên rừng săn thú, hái hoa quả, phát rẫy trồng bắp, lúa. Năm ấy, buôn làng Ê Đê được mùa, họ tổ chức ăn mừng lúa mới suốt 3 ngày đêm. Ngày cuối cùng tiệc mừng đang vui, bỗng đàn thú dữ kéo về phá hoại, dân làng phải rủ nhau bỏ trốn, chỉ một mình chàng Đam San ở lại chiến đấu. Sau khi đánh bại đàn thú dữ, chàng vượt rừng về buôn làng, đi qua 3 con suối thấy 2 mẹ con nhà voi bị sa xuống đầm lầy. Chàng nhổ những cây gỗ lớn thả xuống làm đường cho mẹ con voi bước lên. Trả ơn cứu mạng, voi mẹ lấy 7 thanh đá dài màu xanh rất đẹp tặng cho Đam San. Chàng cầm lấy rồi cúi đầu từ biệt lên đường về, khi đến mé rừng trời tối sầm, bất ngờ 7 thanh đá trên tay sáng rực soi lối cho chàng đi.

Về đến buôn làng, khung cảnh hoang tàn cô quạnh, chàng lặng lẽ về nhà, khi đến sân vô tình đánh rơi 1 thanh đá và phát ra một âm thanh khiến chàng khoan khoái, khỏe mạnh. Chàng đặt xuống đất và lấy viên sỏi gõ nhẹ vào từng thanh đá, tạo thành một bản nhạc du dương, trầm bổng, ngân nga vang xa. Một lúc sau, dân làng kéo đến vây quanh chàng và say sưa nghe thứ âm thanh kỳ thú này. Họ vui chơi 7 ngày 7 đêm. Về sau, con cháu người Ê Đê không tìm thấy những thanh đá ấy, họ bèn cắt 7 thanh tre dài ngắn khác nhau để đánh trong nghi lễ truyền thống của buôn làng và gọi là ching kram (chiêng tre).

Vì thế, chiêng tre rất gần gũi và có một vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa của cộng đồng Ê Đê bởi sự đơn giản trong diễn tấu và vật liệu dễ kiếm tìm. Đây là một sáng tạo nghệ thuật trong kho tàng nhạc cụ của người Ê Đê.

Theo nghệ nhân Y Hiu Niê Kđăm (phường Ea Tam), chế tác được một bộ ching kram rất kỳ công. Tre được chặt về phơi khoảng 2 tháng. Độ dài mỗi ống tre khoảng 29-45 cm. Các ống tre được bịt kín một đầu giữ nguyên mắt, đầu còn lại gọt giũa để tạo âm thanh. Đi theo mỗi ống tre là một thanh tre già.

Khi diễn tấu, người đánh kẹp ống tre vào 2 mặt đùi, đặt thanh tre già nằm ngay phía trên miệng ống, một đầu kê trên đùi một đầu đỡ bằng lòng bàn tay trái. Tay phải cầm khúc cây làm dùi gõ vào giữa thanh tre. Mỗi chiếc ching kram có âm sắc, giai điệu với cung bậc riêng, khi tất cả cùng vang lên sẽ tạo nên một dàn hợp xướng. Hầu hết những người đánh chiêng đồng giỏi đều biết đánh và biểu diễn thuần thục chiêng tre. Để chỉnh chiêng tre, nghệ nhân phải có một đôi tai thẩm âm thật tốt và đôi tay khéo léo. Tùy theo độ lệch của âm cao hay thấp mà nghệ nhân cắt ngắn hay gọt bớt miệng ống.

Ông Y Siu Bya-Trưởng buôn M’Duk, chia sẻ: Chiêng tre là món quà mà núi rừng Tây Nguyên ban tặng cho đồng bào Ê Đê nơi đây. Với nhịp điệu vui tươi rộn ràng, tiếng ching kram không chỉ đơn thuần để thư giãn, giải trí sau những giờ lao động mệt mỏi mà đó còn là âm thanh kỳ diệu, linh thiêng kết nối tâm hồn con người với thần linh. Âm thanh của chiêng tre khiến người nghe bị mê hoặc, muốn đắm mình vào những giai điệu của nứa tre, quên đi những bộn bề của cuộc sống.

Dạ Yến Thảo

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai đón 88.290 lượt khách trong 5 ngày nghỉ lễ

Gia Lai đón 88.290 lượt khách trong 5 ngày nghỉ lễ

(GLO)- Theo báo cáo của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 (từ 27-4 đến 1-5), tỉnh đón khoảng 88.290 lượt khách. Tổng doanh thu du lịch ước đạt 20,6 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2023.
Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5: Tìm về thiên nhiên để “trốn nóng”

Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5: Tìm về thiên nhiên để “trốn nóng”

(GLO)- Dịp lễ 30-4 và 1-5 năm nay rơi vào cao điểm của mùa nắng nóng. Mặc dù kỳ nghỉ kéo dài 5 ngày nhưng nhiều người vẫn ưu tiên chọn những điểm du lịch trong tỉnh để vui chơi, thư giãn thay vì đi xa. Lượng khách ngoài tỉnh đến Gia Lai cũng thấp hơn mọi năm, chủ yếu là các nhóm nhỏ hoặc gia đình.

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 chứng kiến nắng nóng gay gắt như đổ lửa trải dài từ Bắc vào Nam, nên những bãi biển mát lạnh hay vùng núi cao ngập cây xanh trở thành ưu tiên của nhiều gia đình đi chơi dịp này với quan điểm: Du lịch là phụ, trốn nóng là chính.
Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

(GLO)-

Giữa núi rừng hùng vĩ tại xã Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) có một bãi tắm được ví như “biển trên núi”. Trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, bãi tắm ở dòng sông Pô Cô đã thu hút hàng ngàn lượt người đến vui chơi, thưởng ngoạn.

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

(GLO)- “Cơm lam, gà nướng không chỉ là món ăn mà còn chứa đựng câu chuyện về văn hóa của dân tộc Jrai. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực để trở thành đầu bếp giỏi nhằm chuyển tải câu chuyện văn hóa ấy đến với mọi người qua ẩm thực”-ông Yaih (58 tuổi, làng Chuet Ngol, xã Chư Á, TP. Pleiku) bày tỏ.
Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

(GLO)- Từ trên cao, cánh đồng Ngô Sơn (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) đẹp tựa như một bức tranh. Dưới ánh hoàng hôn, từng thửa ruộng ánh lên sắc màu ấm áp, bình yên. Mời các bạn cùng ngắm nhìn vẻ đẹp của nơi này qua góc máy của tác giả Phạm Quý.
Homestay hút khách dịp lễ 30.4 - 1.5

Homestay hút khách dịp lễ 30.4 - 1.5

Chọn ở homestay nghỉ ngơi thư thái, tránh xa những điểm du lịch, khách sạn đông đúc, ồn ào và trải nghiệm khám phá thiên nhiên, đời sống người dân địa phương là lựa chọn của nhiều du khách dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 năm nay.