Công bố Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Đankia-Suối Vàng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khu du lịch quốc gia Đankia - Suối Vàng có diện tích khoảng 4.000ha, trong đó các khu vực tập trung phát triển du lịch, hình thành các phân khu chức năng chính có rộng khoảng 760ha.

Hồ Đankia sẽ là trái tim của Khu du lịch quốc gia Đankia - Suối Vàng. Ảnh: ĐOÀN KIÊN
Hồ Đankia sẽ là trái tim của Khu du lịch quốc gia Đankia - Suối Vàng. Ảnh: ĐOÀN KIÊN



Chiều 21-2, UBND tỉnh Lâm Đồng công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Đankia - Suối Vàng, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Theo đó, Khu du lịch quốc gia Đankia - Suối Vàng thuộc địa phận thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương) và phường 7 (TP Đà Lạt) có diện tích khoảng 4.000ha, trong đó các khu vực tập trung phát triển du lịch, hình thành các phân khu chức năng chính có rộng khoảng 760ha.

Tại đây, các sản phẩm du lịch chủ đạo sẽ được phát triển như: sản phẩm du lịch văn hóa; du lịch thể thao vui chơi giải trí; du lịch gắn với sinh thái nông nghiệp, dược liệu và các sản phẩm du lịch phụ trợ (lễ hội truyền thống, hội nghị, hội thảo, triển lãm…).

Riêng sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng sẽ khai thác các đặc thù về điều kiện khí hậu, cảnh quan để phát triển các sản phẩm nghỉ dưỡng ven hồ, nghỉ dưỡng gắn với thể thao golf, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp.

Sau khi các dự án đi vào hoạt động, đến năm 2025, dự kiến có 3.700 buồng lưu trú, phấn đấu đến năm 2030 có 7.000 buồng lưu trú.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 đón khoảng 3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 56.000 lượt. Đến năm 2030, đón khoảng 5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 100.000 lượt. Tổng thu từ khách du lịch (theo giá hiện hành) đến năm 2025 đạt trên 1.200 tỷ đồng, phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 3.500 tỷ đồng.

Quyết định quy hoạch cũng đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, Khu du lịch Đankia - Suối Vàng trở thành khu du lịch quốc gia, là một trung tâm du lịch của vùng Tây Nguyên và cả nước với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hình thành được thương hiệu và sản phẩm du lịch đặc trưng, có đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; gắn kết chặt chẽ với Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm, TP Đà Lạt và các khu, điểm du lịch khác trong tỉnh, trở thành điểm đến quan trọng trên hành trình tham quan du lịch vùng Tây Nguyên.

ĐOÀN KIÊN (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

(GLO)-

Giữa núi rừng hùng vĩ tại xã Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) có một bãi tắm được ví như “biển trên núi”. Trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, bãi tắm ở dòng sông Pô Cô đã thu hút hàng ngàn lượt người đến vui chơi, thưởng ngoạn.

Du lịch xanh “lên ngôi”

E-magazineDu lịch xanh “lên ngôi”

(GLO)- Gia Lai có các tuyến giao thông đường bộ thuận lợi, những điểm cắm trại lý tưởng trong rừng, thác nước, nhất là các địa điểm du lịch đều gắn với thiên nhiên. 
Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

(GLO)- “Cơm lam, gà nướng không chỉ là món ăn mà còn chứa đựng câu chuyện về văn hóa của dân tộc Jrai. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực để trở thành đầu bếp giỏi nhằm chuyển tải câu chuyện văn hóa ấy đến với mọi người qua ẩm thực”-ông Yaih (58 tuổi, làng Chuet Ngol, xã Chư Á, TP. Pleiku) bày tỏ.
Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

Hoàng hôn buông trên cánh đồng Ngô Sơn

(GLO)- Từ trên cao, cánh đồng Ngô Sơn (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) đẹp tựa như một bức tranh. Dưới ánh hoàng hôn, từng thửa ruộng ánh lên sắc màu ấm áp, bình yên. Mời các bạn cùng ngắm nhìn vẻ đẹp của nơi này qua góc máy của tác giả Phạm Quý.
Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

Ngắm hoàng hôn trên lòng hồ Ia Mua

(GLO)- Vào những chiều hè nắng rực, khi ánh hoàng hôn dần buông soi chiếu xuống mặt nước, hồ Ia Mua (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) trở thành một tấm gương khổng lồ, tạo nên khung cảnh yên bình và lãng mạn.