Phong tục đón Giao thừa độc đáo trên thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Đêm Giao thừa trên toàn thế giới thường được bắt đầu bằng pháo hoa, những lời chúc và bữa tiệc ấm cúng. Tuy nhiên nhiều quốc gia lại có cách đón năm mới vô cùng khác biệt, độc đáo.
Brazil
Vào đêm Giao thừa, những người dân địa phương ở Brazil sẽ mặc đồ màu trắng rồi thả trôi những bông hoa và nến trắng xuống biển để tỏ lòng biết ơn Iemanja - nữ thần ban phước lành cho những bà mẹ và trẻ em trong truyền thuyết châu Phi.
Đan Mạch
 Ảnh: Pinterest
Ảnh: Pinterest
Ở quốc gia này, những mảnh vỡ được cho là đem lại may mắn. Bởi vậy người dân thường đập vỡ những chiếc bát đĩa đã bị nứt hoặc không sử dụng và thả chúng ở ngay bậc thang trước cửa nhà người thân hay bạn bè để mang lại điều may mắn.
Hy Lạp
Món quà năm mới của người dân Hy Lạp dành cho nhau lại là những hòn đá được tìm thấy trên đường. Hòn đá lớn thì người nhận quà sẽ có một năm giàu có và thịnh vượng.
Hungary
Người dân quốc gia này thường chào đón năm mới bằng cách đốt hình nộm hay còn gọi là vật tế thần mang tên “Jack Straw”. Việc đốt hình nộm này mang ý nghĩa xua tan những điều không may và chào đón may mắn đến trong năm mới.
Ý
Ở Ý, trong đêm giao thừa, không một ai ra đường vì có lệ, hễ chuông đồng hồ đánh xong 12 tiếng, mọi người sẽ vứt hết ra đường phố mọi đồ cũ, bàn ghế hỏng, thậm chí cả giường hỏng. Theo tập tục cũ: nếu nửa đêm giao thừa vứt hết đồ cũ, thì trong năm mới, người ta sẽ tậu được những đồ vật đó còn mới tinh.
Ở Ý còn có một phong tục thú vị xuất phát từ thời Trung Cổ. Đó là người Ý quan niệm rằng, mặc đồ lót màu đỏ vào ngày đầu tiên của năm mới sẽ đem lại may mắn trong cả năm.
Scotland
 Ảnh: housebeautiful.com
Ảnh: housebeautiful.com
Đêm trước ngày tết dương lịch, mỗi gia đình người Scotland đều rải một ít tiền vàng ngay trước cửa nhà. Theo phong tục ở đây, rải tiền vàng trước cửa vào trước đêm giao thừa, hôm sau khi năm mới đến, sớm tinh mơ vừa mở cửa liền nhìn thấy ngay tiền vàng sẽ mang lại nhiều tài lộc, ý nghĩa là "nhìn thấy phát tài".
Vào đêm giao thừa, người Scotland tổ chức ngày hội Hogmanay, những người đàn ông diễu hành trên phố và mang theo ngọn đuốc lớn, tung qua hai tay rồi thổi mạnh. Theo quan niệm, những ngọn lửa này sẽ mang lại ánh sáng và sự trong sạch cho năm mới.
Ba Lan
Dịp này, thanh niên Ba Lan thường tụ tập thành hội, kéo đến từng nhà hát vang bài Kolota. Đi đầu đoàn thanh niên vui vẻ ấy bao giờ cũng là một chàng trai mặt bôi đen, tay cầm đàn, những người theo sau thì hoá trang thành động vật, thánh thần và ma quỷ. Nhiều nơi còn giữ tục lệ: các cô gái cầm gậy gõ vào những ngôi nhà mình gặp để xua đuổi mọi điều xấu xa, rủi ro.
Ecuador
Người dân quốc gia này lại làm hình nộm để đốt chúng. Truyền thống này được cho là phá hủy tất cả những điều tồi tệ trong năm cũ và hướng tới năm mới sáng sủa, tốt đẹp hơn.
Theo Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Ẩm thực xứ Phù Tang : Đạo Trà và 'Đạo' Rượu

Ẩm thực xứ Phù Tang : Đạo Trà và 'Đạo' Rượu

Chuyến đi Nhật lần này, tôi được thực hành trà đạo. Nghệ thuật uống trà thì nhiều nước có mà đầu tiên phải nhắc tới Trung Quốc. Tuy nhiên, phải thấy là mặc dù chỉ là người tiếp thu nghệ thuật đó từ người Hoa nhưng người Nhật phát triển nó cao xa thêm nhiều khiến chỉ ở họ mới có Trà Đạo.

Việt Nam là điểm đến được du khách Đức yêu thích

Việt Nam là điểm đến được du khách Đức yêu thích

Năm 2023, khách Đức đứng thứ 3 trong số các thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam tại Liên minh châu Âu. Mới đây, việc mở thêm đường bay thẳng từ Hà Nội và TPHCM tới Munich, Đức giúp khách du lịch có thể đến 2 thành phố này dễ dàng để trải nghiệm những địa điểm du lịch nổi tiếng và đẹp nhất.

Cấp 'hộ chiếu' tham quan rừng

Cấp 'hộ chiếu' tham quan rừng

Chủ trương phát triển giá trị đa dụng hệ sinh thái rừng của ngành lâm nghiệp đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, DN và cộng đồng xã hội. Vào rừng để tham quan, khám phá, trải nghiệm du lịch sẽ thúc đẩy kinh tế rừng phát triển, qua đó, góp phần giáo dục, bảo vệ môi trường tự nhiên bền vững…