Phòng dịch COVID-19: Đi cùng chuyến bay có bệnh nhân dương tính, phải làm gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Việt Nam đã ghi nhận nhiều trường hợp dương tính với COVID-19 trên các chuyến bay. Đi cùng chuyến bay có bệnh nhân COVID-19, phải làm gì?
Khử trùng máy bay có bệnh nhân nhiễm COVID-19. Ảnh minh họa: Đậu Tiến Đạt
Khử trùng máy bay có bệnh nhân nhiễm COVID-19. Ảnh minh họa: Đậu Tiến Đạt
Vừa qua, Việt Nam ghi nhận nhiều trường hợp dương tính với COVID-19 trên các chuyến bay. Đi cùng trên các chuyến bay này, nhiều hành khách đã di chuyển, lưu trú, cư trú ở các địa phương trên cả nước.
Nhằm tăng cường phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 đã có quy định về việc cách ly và theo dõi sức khỏe đối với những người có liên quan, đi cùng chuyến bay có bệnh nhân COVID-19.
Theo đó, UBND các tỉnh, thành phố phải khẩn trương tổ chức điều tra, xác định nơi lưu trú, cư trú của tất cả những hành khách cùng đi trên các chuyến bay có trường hợp được xác định dương tính với COVID-19.
Trường hợp bệnh nhân COVID-19 là hành khách trên chuyến bay thì các trường hợp có tiếp xúc gần với bệnh nhân, các trường hợp có tiếp xúc với trường hợp tiếp xúc gần sẽ phải cách ly y tế, theo dõi sức khỏe.
Trường hợp bệnh nhân COVID-19 là tiếp viên hàng không trên chuyến bay thì tất cả hành khách trên khoang của chuyến bay có tiếp viên hàng không này phục vụ, được coi là trường hợp có tiếp xúc gần với bệnh nhân. Tất cả các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân này được cách ly y tế tại cơ sở tập trung, đồng thời được lấy mẫu xét nghiệm, theo dõi và giám sát sức khỏe.
Các trường hợp có tiếp xúc với trường hợp tiếp xúc gần nói trên thì thực hiện các biện pháp cách ly y tế, theo dõi sức khỏe.
Bên cạnh đó, trong một số trường hợp cụ thể, tùy theo kết quả điều tra dịch tễ, cơ quan y tế sẽ có quyết định mở rộng danh sách người tiếp xúc gần với trường hợp bệnh COVID-19 trên cùng chuyến bay.
Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 cũng đề nghị Bộ Giao thông vận tải thông báo danh sách hành khách và thành viên tổ bay của các chuyến bay có trường hợp mắc COVID-19 để Bộ Y tế thông tin, rà soát, khuyến cáo người dân.
Các hãng hàng không thông tin tới các đại lý bán vé máy bay và các hành khách trên các chuyến bay để chủ động liên hệ với các cơ quan y tế, chính quyền địa phương và thực hiện các biện pháp phòng lây lan dịch bệnh.
Trường hợp hành khách là công dân người nước ngoài đi trên cùng chuyến bay có bệnh nhân COVID-19 sẽ được thông tin tới các Đại sứ quán để thông báo tới hành khách, liên hệ với các cơ quan y tế, chính quyền địa phương và thực hiện các biện pháp phòng lây lan dịch bệnh.
Các khách sạn, nhà hàng, cơ sở lưu trú có khách hàng là trường hợp đi cùng chuyến bay với người nhiễm COVID-19 cũng cần chủ động liên hệ với các cơ quan y tế, chính quyền địa phương và thực hiện các biện pháp phòng lây lan dịch bệnh.
Theo Khải Linh (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.