Ông Nguyễn Huy Tiến được bầu làm Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết bầu Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao nhiệm kỳ 2021-2026 với ông Nguyễn Huy Tiến, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao.
Ông Nguyễn Huy Tiến làm Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Ông Nguyễn Huy Tiến làm Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Chiều 26/8, với 439/439 đại biểu có mặt tán thành (chiếm 91,27 % tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc bầu Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Nguyễn Huy Tiến, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao.

Tóm tắt tiểu sử Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Huy Tiến:

- Ông Nguyễn Huy Tiến sinh ngày 9/9/1968

- Quê quán: xã Đông Tân, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình

- Ngày vào Đảng: 31/10/1994

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Cử nhân Cao đẳng kiểm sát, Cử nhân Luật

- Học vị: Tiến sỹ Luật

- Lý luận chính trị: Cao cấp

- Chức vụ, chức danh trong cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác: Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Phó Viện trưởng Thường trực, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

- Chức vụ trong Đảng: Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối cơ quan Trung ương, Bí thư Đảng ủy Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

- Khen thưởng: Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng Huân chương Lao động Hạng Nhì.

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

- Từ tháng 10/1988 đến tháng 10/1990: Cán bộ Viện kiểm sát nhân dân huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.

- Từ tháng 11/1990 đến tháng 2/1993: Kiểm sát viên sơ cấp, Viện kiểm sát nhân dân thị xã Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

- Từ tháng 3/1993 đến tháng 8/1995: Kiểm sát viên sơ cấp, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình.

- Từ tháng 9/1995 đến tháng 2/2001: Kiểm sát viên trung cấp, Phó Trưởng phòng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình.

- Từ tháng 3/2001 đến tháng 9/2005: Kiểm sát viên trung cấp, Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Hà Nội (Viện phúc thẩm 1), Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Từ tháng 9/2005 đến tháng 9/2007: Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Hà Nội (Viện phúc thẩm 1), Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Từ tháng 10/2007 đến tháng 2/2011: Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Hà Nội (Viện phúc thẩm 1), Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Từ tháng 3/2011 đến tháng 5/2013: Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Đảng ủy viên, Viện trưởng Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Hà Nội (Viện phúc thẩm 1), Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Từ tháng 6/2013 đến tháng 5/2015: Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bí thư Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Bình.

- Từ tháng 6/2015 đến tháng 4/2017: Kiểm sát viên cao cấp (chuyển xếp theo quy định của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014), Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội.

- Từ tháng 5/2017 đến ngày 4/9/2018: Kiểm sát viên cao cấp, Đảng ủy viên, Bí thư chi bộ, Vụ trưởng Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng, chức vụ (Vụ 5) Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Từ ngày 5/9/2018 đến tháng 4/2020: Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Từ tháng 5/2020 đến nay: Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Phó Viện trưởng Thường trực, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối cơ quan Trung ương, Bí thư Đảng ủy Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Theo Phan Phương (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Cuộc tranh luận trực tiếp mang tính quyết định giữa 2 ứng cử viên tổng thống Mỹ

Cuộc tranh luận trực tiếp mang tính quyết định giữa 2 ứng cử viên tổng thống Mỹ

Cuộc tranh luận giữa Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump đang trở thành sự kiện thu hút chú ý cao độ từ dư luận. Cuộc đối đầu này không chỉ là cơ hội để các ứng cử viên thể hiện khả năng lãnh đạo mà còn là một thử thách lớn trong việc khẳng định bản thân trước cử tri.
Đồng chí Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh giữ chức Bí thư Ban cán sự Đảng UBND tỉnh

Đồng chí Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh giữ chức Bí thư Ban cán sự Đảng UBND tỉnh

(GLO)-Sáng 6-9, tại trụ sở UBND tỉnh, Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dự và chủ trì hội nghị.

Bà Harris chấp nhận quy tắc tranh luận trực tiếp với ông Trump trên truyền hình

Bà Harris chấp nhận quy tắc tranh luận trực tiếp với ông Trump trên truyền hình

Phó Tổng thống Kamala Harris đã chấp nhận các quy tắc cho cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình với cựu Tổng thống Donald Trump vào tuần tới, dù ứng cử viên của đảng Dân chủ cho biết quyết định tắt micro của cả hai ứng cử viên trong suốt cuộc đối đầu sẽ bất lợi cho bà.
Danh sách các thành viên Chính phủ

Danh sách các thành viên Chính phủ

Với 3 Phó Thủ tướng và 2 Bộ trưởng mới được bổ nhiệm, Chính phủ Việt Nam hiện nay gồm Thủ tướng; 5 Phó Thủ tướng và các bộ trưởng, Tổng Thanh tra Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.