Ninh Bình: Thực hư phòng nghỉ 60 triệu đồng mỗi đêm trong hang núi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trước thông tin đăng tải trên mạng rao giá phòng 60 triệu đồng/đêm, Sở Du lịch Ninh Bình lập đoàn kiểm tra, xác minh; hiện cơ sở này dừng hoạt động, đang trong quá trình sửa chữa khu phục vụ ăn uống.
Cơ sở kinh doanh nơi có phòng nghỉ trong hang núi. Ảnh: Đức Phương/TTXVN
Cơ sở kinh doanh nơi có phòng nghỉ trong hang núi. Ảnh: Đức Phương/TTXVN
Những ngày gần đây, dư luận xôn xao về thông tin tại một cơ sở kinh doanh thuộc xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, có cho thuê một phòng nghỉ trong hang núi với giá lên tới 60 triệu đồng/đêm.
Tuy nhiên, khi tham quan phòng nghỉ này, hẳn sẽ có nhiều người giật mình vì nội thất không xứng tầm với số tiền ghi như quảng cáo.
Phòng nghỉ trong hang núi thực chất là một hõm núi nằm sát mặt đất thuộc khuôn viên của cơ sở "Tràng An Passion Homestay and Dê Quý 135," tại thôn Xuân Áng Nội, xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Phòng nghỉ được chủ cơ sở kinh doanh xây kín bằng gạch, có trần là hõm núi cao từ vài chục cm đến hơn 2m. Do được quây kín, có cửa sổ, cửa ra vào và khu vệ sinh riêng biệt nên hõm núi này được ghép cái tên phòng nghỉ cho sang trọng.
Ghi nhận tại khu vực được cho là phòng nghỉ, do được xây dựng đã lâu nhưng không được sử dụng nên không khí trong hõm núi rất ẩm ướt, hôi hám. Ngoài khu vực có lắp các thiết bị vệ sinh, trong phòng không có bất kỳ vật dụng nào.
Trước thông tin đăng tải trên mạng rao giá phòng 60 triệu đồng/đêm, Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình đã thành lập đoàn kiểm tra, xác minh. Hiện cơ sở này dừng hoạt động, đang trong quá trình sửa chữa khu vực phục vụ ăn uống.
Theo một người trông coi quá trình sửa chữa, hình ảnh được chụp đăng trên mạng gồm giường, chăn, ga, gối và một số vật dụng được sắp xếp để chụp ảnh nhằm mục đích quảng cáo chứ không phải phục vụ lưu trú.
Đoàn kiểm tra đã yêu cầu cơ sở gỡ bỏ thông tin và hình ảnh quảng cáo không đúng sự thật trên ứng dụng đặt phòng Agoda và yêu cầu không tái diễn.
Theo Đức Phương (TTXVN/Vietnam+)
 

Có thể bạn quan tâm

Giữ nghề để tạo dựng làng du lịch

Giữ nghề để tạo dựng làng du lịch

(GLO)- Hình thành những làng nghề truyền thống để tạo sinh kế bền vững, góp phần giữ rừng, làm du lịch là mục tiêu của Dự án đào tạo nghề đan lát, làm cung nỏ cho người Bahnar ở 3 ngôi làng Kon Jôt, Kon Nak, Kon Pơdram thuộc vùng đệm Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh.

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.