Ngôi đền linh thiêng kỳ lạ cứ 20 năm xây lại một lần

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Một ngôi đền được mệnh danh linh thiêng nhất Nhật Bản, thu hút du khách với truyền thống cứ 20 năm xây lại một lần.
 
Theo truyền thống cứ 20 năm một lần, người dân địa phương lại phá bỏ ngôi đền lớn Ise Jingu ở tỉnh Mie, Nhật Bản, để xây dựng lại lần nữa. Họ đã gìn giữ truyền thống này trong suốt 1300 năm qua. Theo tài liệu để lại, đây là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất xứ sở hoa anh đào, với niên đại lên tới 2000 năm tuổi.
Quá trình xây dựng lại cấu trúc bằng gỗ giúp bảo tồn thiết kế ban đầu, chống lại sự tác động của thời gian. Đền Ise Jingu là tên gọi chung của khu đền đạo Shinto linh thiêng tại Nhật Bản. Quần thể này gồm hơn 100 ngôi đền lớn nhỏ, nằm rải rác trên vùng diện tích rộng lớn.
 
Truyền thống xây dựng lại đền là một phần trong đức tin của thần đạo Shinto về cái chết, sự hồi sinh của tự nhiên và sự vô thường của vạn vật. Đây cũng là cách truyền lại kỹ thuật xây dựng đền qua nhiều thế hệ.
Việc xây dựng đền được tiến hành ở khu đất kề cận với phần đất cũ. Quá trình xây lại được luân phiên giữa hai địa điểm. Khu đền cũ được tháo bỏ, công trình mới xây bên cạnh sẽ căn cứ giống hệt như đặc điểm trước đó. Nhờ vậy, bên trong đều luôn ở trạng thái tươi mới, giữ nguyên bản, chống lại sự xâm chiếm khốc liệt của thời gian.
 
ần xây mới đền gần nhất diễn ra vào năm 2013. Khi đó, người dân trong vùng bận rộn chuẩn bị cho buổi lễ đánh dấu sự kiện này với tên gọi Shikinen Sengo. Họ tham gia vào cuộc diễu hành vận chuyển gỗ và đá trắng. Đó là lần thứ 62 ngôi đền được xây lại. Và phải chờ tới năm 2033, nơi này mới được dỡ bỏ và xây từ đầu. Cứ mỗi lần như thế, người ta lại tổ chức lễ hội đánh dấu mốc thời gian.
 Nghi lễ xây dựng đền mới
Nghi lễ xây dựng đền mới
Những cây gỗ lớn được mang tới xây đền thường là thân cây bách của Nhật Bản, lấy từ khu rừng thiêng xung quanh đó. Chúng là vật liệu chủ chốt. Mỗi lần xây mới, người ta khai thác khoảng 10.000 cây bách, trong đó có cây lên tới hơn 200 năm tuổi.
 
Mỗi lần xây lại, chi phí tốn tới cả tỷ USD. Nguồn ngân sách xây dựng sẽ lấy từ tiền thuế, các quỹ từ thiện của "mạnh thường quân" trong vùng, hay thành viên Hoàng gia. Những nghi lễ cùng thủ tục xây lại kéo dài tới 8 năm.
 
Truyền thống xây đền mới với chu kỳ 20 năm một lần xuất phát từ nguồn gốc xa xưa của người Nhật. Khi đó, những ngôi nhà bằng gỗ cũ kỹ bị phá dỡ. Người dân thường làm mới lại cứ 20-30 năm một lần. Việc xây mới định kỳ dần trở thành phong tục được gìn giữ tới ngày nay.
Hoàng Hà (Dantri)
Theo Smithsonianmag/apt

Có thể bạn quan tâm

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

(GLO)- Qua 3 ngày đầu diễn ra với nhiều chương trình ý nghĩa (từ ngày 8 đến 10-11), Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya 2024 để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách về một vùng đất, một loài hoa đã góp phần làm nên biểu tượng của du lịch Gia Lai.

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Các sản phẩm đặc trưng địa phương hút khách tại Tuần lễ Hoa Dã Quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya đang tổ chức tại khu vực nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Đây không chỉ là dịp để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của loài hoa dã quỳ, mà còn là cơ hội để thưởng thức những sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Du khách rộn ràng check-in Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Du khách rộn ràng check-in Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Vào dịp cuối năm, khu vực núi lửa Chư Đang Ya (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh)  khoác lên mình chiếc áo vàng óng ả của những vạt hoa dã quỳ bung tỏa. Năm nay, Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya với nhiều hoạt động thú vị đã thu hút rất đông du khách đến trải nghiệm, check-in.

Rộn ràng chợ phiên Đăk Rơ Wa

Rộn ràng chợ phiên Đăk Rơ Wa

Đa dạng các sản phẩm cây nhà lá vườn đã được những người nông dân chất phác ở xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum đưa ra chợ phiên từ sáng thứ 7.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.