Ngày rằm đến Huế chiêm ngưỡng Hội Đèn lồng Hoàng cung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Hoàng cung dường như trở nên bừng sáng và lung linh hơn ngày thường trong những sắc đỏ rực, sắc vàng dịu... tỏa ra từ những chiếc đèn lồng từ khắp các tuyến đường trong Đại Nội.
Đại Nội Huế về đêm. (Nguồn: Sở Du lịch Thừa Thiên-Huế)
Đại Nội Huế về đêm. (Nguồn: Sở Du lịch Thừa Thiên-Huế)

Sản xuất đèn lồng là nghề thủ công truyền thống lâu đời của Huế.

Đèn lồng Huế, được nhiều du khách đánh giá cao không chỉ bởi mẫu mã đẹp, đa dạng mà còn bởi chất lượng, không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn chinh phục thị trường khó tính ở nhiều nước trên thế giới.

Năm nay, Hội Đèn lồng Huế 2023 diễn ra liên tục trong 5 ngày đêm từ 25-29/9 tại không gian Phủ Nội Vụ, Đại Nội, Huế.

Trong khuôn khổ Ngày Hội Đèn lồng Huế 2023 sẽ tổ chức không gian trưng bày triển lãm giao lưu đèn lồng giữa Việt Nam với Trung Quốc, bao gồm: Không gian trưng bày và sắp đặt đèn lồng truyền thống Huế; Không gian trưng bày và sắp đặt đèn lồng của nghệ nhân Trịnh Bách; Không gian trưng bày và sắp đặt đèn lồng của nghệ nhân Trung Quốc; Không gian trưng bày và sắp đặt đèn lồng của Mây tre đan Bao La; Không gian trưng bày và sắp đặt đèn lồng của cơ sở Trúc Chỉ Huế; Không gian trưng bày và sắp đặt đèn lồng của Cơ sở CAN Studio họa sỹ Nguyễn Văn Đủ.

Không gian Ký ức trung thu cổ truyền Việt Nam sẽ trưng bày những mâm cỗ Trung Thu truyền thống, những chiếc lồng đèn hình các con thú dành cho trẻ em cùng hàng trăm mẫu tò he, con giống bột mang đủ hình thù.

Vào ban ngày, Hội Đèn lồng Huế 2023 sẽ phục vụ du khách tham quan Đại Nội đến thưởng thức.

Ban đêm, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ mở của Đại Nội miễn phí phục vụ người dân và du khách trong suốt thời gian diễn ra sự kiện (25/9-29/9), bắt đầu từ 19 giờ 30-22 giờ.

Hoàng cung dường như trở nên bừng sáng và lung linh hơn ngày thường trong những sắc đỏ rực, sắc vàng dịu... tỏa ra từ những chiếc đèn lồng từ khắp các tuyến đường trong Đại Nội.

Lúc 16 giờ ngày 25/9 (12 tháng 8 âm lịch) sẽ diễn ra Lễ Khai mạc Hội Đèn lồng Quốc tế Huế 2023 và Chương trình Đón hội trăng rằm.

Vào tối 29/9 (15 tháng 8 âm lịch) sẽ diễn ra Chương trình Đêm rằm Hoàng cung và Lễ Bế mạc. Đây là sự kiện phối hợp giữa Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố Đô Huế, Hội Nữ trí thức tỉnh và Ban Từ thiện-Xã hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Hội Đèn lồng Huế 2023 sẽ có tổ chức các trò chơi cung đình như Đầu hồ, Bài vụ, Xăm hường kết hợp với viết thư pháp vào các đêm 25/9; 27/9 và 29/9 tại khu vực sau cổng Tuần Binh Vệ môn; Tổ chức các chương trình Hòa tấu nhạc cụ dân tộc và ca Huế vào các đêm 26/9 và 28/9 tại sân khấu sau Phủ Nội Vụ và tổ chức các không gian trải nghiệm ẩm thực Huế (hoạt động mang tính dịch vụ) tại không gian sau Phủ Nội Vụ.

Với mục đích tạo dựng hình ảnh điểm đến, làm tiền đề để xây dựng chương trình mở cửa trải nghiệm về đêm tại Hoàng cung Huế, Hội Đèn lồng Huế 2023 và Chương trình Đêm rằm Hoàng cung góp phần vào đời sống văn hóa tinh thần cho khách tham quan và người dân địa phương.

Hội Đèn lồng Huế 2023 và Chương trình Đêm rằm Hoàng cung sẽ là một lễ hội đặc sắc với vẻ đẹp lung linh, ảo diệu của vô số lồng đèn đầy màu sắc mang nhiều giá trị văn hóa truyền thống trong không gian cổ kính của Kinh thành Huế.

Trong những năm qua, đèn lồng Cố đô đã được đưa đi tham gia nhiều hội chợ, triển lãm, festival nghề truyền thống trong và ngoài tỉnh để giới thiệu, quảng bá về một sản phẩm, một ngành nghề truyền thống của Huế.

Ngoài ra, để phát triển thương hiệu, cơ sở đèn lồng Cố đô đã gắn phát triển nghề với phát triển sản phẩm du lịch, hàng lưu niệm.

Với những nỗ lực trong công tác quảng bá sản phẩm, đến nay, lồng đèn Cố đô Huế không chỉ có mặt tại các thị trường Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Nha Trang,... mà còn chinh phục thị trường khó tính ở nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Ấn Độ, New Zealand, Malaysia...

Đến nay, đèn lồng Cố đô Huế đã xây dựng thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước.

Thời gian tới, bên cạnh việc nghiên cứu tìm tòi nhiều mẫu mã mới, phát triển chất lượng, cơ sở đèn lồng Cố đô sẽ mở rộng quy mô sản xuất, thiết kế các loại đèn với nhiều chất liệu khác nhau để phục vụ mọi đối tượng khách hàng.

Có thể bạn quan tâm

Đinh Thị Văn: Đưa văn hóa truyền thống đến với du khách

Đinh Thị Văn: Đưa văn hóa truyền thống đến với du khách

(GLO)- Để lan tỏa nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Bahnar đến với du khách, chị Đinh Thị Văn (SN 1985, trú tại làng Mơ Hra-Đáp, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đã tích cực tham gia các hoạt động du lịch, dịch vụ với mục đích tạo ra những sản phẩm du lịch cộng đồng độc đáo.
Trang mới cho du lịch cộng đồng

Trang mới cho du lịch cộng đồng

(GLO)- Năm 2019, Gia Lai ra mắt sản phẩm du lịch cộng đồng (DLCĐ) đầu tiên tại làng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) từ dự án “Di sản kết nối” do Hội đồng Anh tài trợ với kinh phí 1,3 tỷ đồng.
'Xây tổ' cho ngành du lịch

'Xây tổ' cho ngành du lịch

Những ngày cuối tháng 8 này, Việt Nam đã đón đoàn du khách 4.500 người thuộc một tập đoàn dược phẩm Ấn Độ đến tham quan, vui chơi tại Hà Nội, Hạ Long, Ninh Bình. Đây là sự kiện phấn khởi của ngành du lịch nói riêng và của nền kinh tế nói chung.
Ngược dòng sông Mã thăm 'Tây Tiến'

Ngược dòng sông Mã thăm 'Tây Tiến'

Bức phù điêu bằng đá xanh nguyên khối khắc hình ảnh 3 chiến sĩ Tây Tiến cùng hai câu thơ "Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi/Mường Lát hoa về trong đêm hơi" được dựng năm 2020 đã trở thành nơi hồi tưởng của khách phương xa khi có dịp đến Sài Khao.