Ngắm loài chim từng biến mất ở châu Âu hơn 300 năm trước, nay đã trở lại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhiều người tin rằng những bức vẽ thế kỷ 16 về loài cò quăm hói phương Bắc hay cò quăm ẩn sĩ (northern bald ibis/hermit ibis) với những chiếc lông lấp lánh và chiếc mỏ dài cong cong chỉ là tác phẩm của trí tưởng tượng.

Loài chim này từng được tìm thấy ở ba lục địa, được tôn kính trong thế giới cổ đại đến nỗi chúng có chữ tượng hình riêng - một sự mô tả về đường nét đặc biệt của chúng đại diện cho từ akh, có nghĩa là "linh hồn".

Nhưng đến những năm 1990, chúng được coi là một trong những loài chim hiếm nhất trên thế giới, chỉ còn 59 cặp - tất cả đều ở Marocco - do săn bắn, mất môi trường sống và sử dụng thuốc trừ sâu.

Ngày nay, những nỗ lực bảo tồn bền bỉ ở Marocco đã tăng con số lên hơn 500 cá thể. Ngoài ra, nhờ chương trình tái giới thiệu đầu tiên, loài cò quăm hói đã di cư trở lại châu Âu lần đầu tiên kể từ những năm 1600, với quần thể di cư được quản lý khoảng 270 con. Vì thế, danh sách đỏ các loài bị đe dọa của IUCN đã thay đổi trạng thái từ cực kỳ nguy cấp sang có nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2018.

ẢNH: ULLSTEIN BILD/GETTY
ẢNH: ULLSTEIN BILD/GETTY

Cò quăm hói phương Bắc từng được tìm thấy ở châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi. Thông thường, đàn sinh sản cư trú trong các vách đá và mỏm đá, cũng như bên trong các lâu đài và tàn tích ở khu vực thành thị. Chúng ăn chủ yếu côn trùng, giun và ấu trùng nhưng thường bị buộc phải trở thành những kẻ kiếm ăn linh hoạt ở những nơi thường sống xa xôi.

ẢNH: BILL BASTON
ẢNH: BILL BASTON

Marocco là nơi có quần thể cò quăm hói phương Bắc hoang dã lớn nhất còn sót lại, một phần nhờ vào những nỗ lực bảo tồn rộng rãi. Việc thành lập công viên quốc gia Souss-Massa trên bờ biển phía tây Marocco vào năm 1991 đã giúp bảo vệ các khu vực làm tổ và kiếm ăn của loài này. Năm 1994, một chương trình nghiên cứu đã được thành lập để giám sát các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Theo IUCN, quần thể Marocco không di cư theo mùa hiện đã ổn định. Trong bức ảnh trên, một con cò quăm hói đang kiếm ăn ở Agadir, Marocco.

ẢNH: WALDRAPPTEAM NATURSCHUTZ & FORSCHUNG
ẢNH: WALDRAPPTEAM NATURSCHUTZ & FORSCHUNG

Quần thể cò quăm hói phương bắc ở Trung Đông được tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, và được biết đến với tuyến đường di cư rộng lớn - một cuộc phiêu lưu dài hàng nghìn dặm đến và đi từ Ethiopia, bay qua Eritrea, Sudan, Ả Rập Saudi và Jordan. Nhưng quần thể đã giảm đáng kể trong thế kỷ 20 và đàn chim này được cho là đã tuyệt chủng trong khu vực khi không có con nào quay trở lại Syria vào năm 2015.

ẢNH: JOSE LUIS ROCA/AFP
ẢNH: JOSE LUIS ROCA/AFP

Trong lịch sử, cò quăm hói phương bắc, còn được gọi là cò quăm ẩn sĩ, cũng xuất hiện ở khắp các vùng phía nam châu Âu cho đến thế kỷ 16. Các dự án đưa loài này trở lại lục địa đang được tiến hành, bao gồm một dự án ở Tây Ban Nha, bắt đầu vào năm 2004. Trong bức ảnh trên từ năm 2008, một người trông coi với một con cò quăm giả gắn trên mũ bảo hiểm đang nhìn ra biển tại khu bảo tồn cò quăm ẩn sĩ gần Barbate de Franco, Tây Ban Nha.

ẢNH: WALDRAPPTEAM NATURSCHUTZ & FORSCHUNG
ẢNH: WALDRAPPTEAM NATURSCHUTZ & FORSCHUNG

Một nỗ lực độc đáo khác nhằm thiết lập quần thể di cư ở Áo và Đức đang được tiến hành, dẫn đầu bởi nhà sinh vật học người Áo Johannes Fritz. Năm 2003, Fritz cùng với nhóm nghiên cứu và bảo tồn Waldrappteam bắt đầu thả những con chim nuôi nhốt vào tự nhiên, nhưng do được nuôi dưỡng trong vườn thú nên chúng không biết cách di cư. Lấy cảm hứng từ bộ phim "Fly Away Home" năm 1996, trong đó một thiếu niên dẫn đầu một đàn cò di cư trên một chiếc tàu lượn, Fritz nảy ra ý tưởng đích thân dạy con đường di cư bằng cách dẫn đàn cò di cư trên một chiếc máy bay siêu nhẹ, bay từ Đức đến Ý. Trong bức ảnh trên, một nhóm cò quăm đi theo tàu lượn treo Waldrappteam trong quá trình di cư của chúng.

ẢNH: FELIX KASTLE
ẢNH: FELIX KASTLE

Theo Waldrappteam, đã có 17 chuyến di cư kể từ - vào tháng 8 và tháng 9 hàng năm - và hiện có quần thể khoảng 270 con chim. Năm 2023, họ thay đổi lộ trình di cư kết thúc ở Tây Ban Nha thay vì Ý do yếu tố môi trường. Trong bức ảnh trên từ năm 2022, một thành viên của nhóm Waldrapp đang đưa một con cò quăm vào lồng trước khi nó được vận chuyển đến một khu vực của Đức gần hồ Constance, nơi có đàn cò của loài này.

ẢNH: WALDRAPPTEAM NATURSCHUTZ & FORSCHUNG
ẢNH: WALDRAPPTEAM NATURSCHUTZ & FORSCHUNG

Ngày nay, hầu hết các loài chim châu Âu không còn cần sự hướng dẫn của con người nữa. Nhưng loài cò quăm hói phương Bắc vẫn phải đối mặt với nhiều mối đe dọa khác nhau. Thức ăn chủ yếu là côn trùng và việc sử dụng thuốc trừ sâu ảnh hưởng đến nguồn cung cấp thực phẩm của chúng. Nạn săn trộm đã giết chết 17% tổng số loài cò quăm di cư ở châu Âu vào năm 2023 và biến đổi khí hậu cũng đang ảnh hưởng đến các loài chim, đòi hỏi phải thay đổi thời gian trong năm mà chúng di cư và gia tăng những thách thức trên đường đi. Trong bức ảnh này, một đàn cò quăm bay trên những đám mây trong chuyến di cư từ Đức đến Nam Âu.

Theo Vi Nguyễn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày không chỉ làm bùng nổ các tua du lịch, mà còn tạo ra cuộc chạy đua hấp dẫn giữa những chuyến đi xa và những kỳ nghỉ gần. Thị trường đang bày ra “mâm cỗ” phong phú, đủ hương vị từ truyền thống đến hiện đại, tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền.

Khám phá Ngọa Long Sơn

Khám phá Ngọa Long Sơn

(GLO)- Ngọa Long Sơn là một khu nhà vườn nghỉ dưỡng đẹp gần núi Hàm Rồng, trong một thung lũng đẹp, bao bọc bởi núi đồi và ruộng bậc thang, khí hậu trong lành, mát mẻ, thuộc địa bàn xã Gào, cách trung tâm TP. Pleiku khoảng 11 km về phía Nam.

Xây dựng Bích Đầm thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Xây dựng Bích Đầm thành điểm du lịch cộng đồng tại vịnh Nha Trang

Ngày 3/1, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa phối hợp các đơn vị tổ chức hội nghị tổng kết Dự án thúc đẩy đối thoại, hợp tác giữa cộng đồng và khối tư nhân với cơ quan nhà nước trong bảo tồn rạn san hô và phát triển bền vững khu vực biển Hòn Mun, vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.