Nên thơ và đẹp giàu: Hải Tặc-Hòn Tre

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Xã đảo Tiên Hải nằm ở Hòn Tre (thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) là tên đặt sau này, chỉ đảo lớn nhất trong 16 đảo lớn nhỏ của một quần đảo. Còn tên thật của nó trước đây là đảo Hải Tặc. Chỉ nghe cái tên đã thấy tâm trạng xen lẫn háo hức, tò mò và lo sợ, nghi ngại. Vì vậy một lần đến với Hòn Tre nghĩ cũng đáng giá. Và chúng tôi sẽ chẳng dễ dàng thực hiện chuyến đi thú vị riêng đến với Hòn Tre-Hải Tặc mà còn với cả một loạt đảo trong vùng biển đảo Tây Nam của Tổ quốc.

t
Ảnh: T.S

Sau khi đi một vòng từ Phú Quốc, Thổ Chu, Hòn Khoai, Hòn Chuối, chúng tôi đến đảo Hòn Tre. Người nói đảo có hình thù này nọ nhưng là người đến từ miền núi nên chúng tôi thấy Hòn Tre cũng chẳng khác gì mấy đảo đã tới, cũng bao bọc mênh mông sóng nước, núi đá lô nhô, cửa nhà san sát cái dầm chân dưới nước, cái trên bờ. Nhưng có vẻ Hòn Tre trù phú hơn nhiều. Quang cảnh đông đúc, nhộn nhịp nói lên điều này. Con đường vòng quanh đảo đang lúc đổ bê tông, xe máy đào xúc gầm vang và bụi mù. Trụ sở UBND xã Tiên Hải đóng gần đó. Có vẻ hiện thực này chẳng giúp gì cho chúng tôi tìm về quá khứ. Chắp nối có thể hiểu Hòn Tre gắn liền truyền thuyết về Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích và cướp biển, những kho vàng đang còn cất giấu bí mật đâu đó. Mạc Thiên Tích là danh thần của chúa Nguyễn. Khi quân Tây Sơn đánh vào Gia Định và truy kích tàn quân chúa Nguyễn, Mạc Thiên Tích phải chạy trốn khắp nơi. Lúc này, cả một vùng Hà Tiên vắng chủ cho nên hải tặc lộng hành suốt một thời gian dài.

Cũng bởi quần đảo Hải Tặc nằm trên đường thông thương quan trọng, nối từ vịnh Hà Tiên ra vịnh Thái Lan rộng lớn nên cướp biển đã chọn đây làm nơi phục kích, đánh cướp tàu thuyền qua lại. Tất nhiên lúc này Hà Tiên đã là một thương cảng sầm uất có nhiều tàu bè đến mua bán làm ăn. Cái tên quần đảo Hải Tặc có lẽ đã ra đời vào thời kỳ này. Thời điểm hải tặc lộng hành nhất là khi chính quyền Mạc Thiên Tích bị quân Xiêm (Thái Lan) đánh bại. Cướp biển vẫn còn lộng hành cho đến thời Pháp thuộc và mãi đến sau này khi đã có bàn chân con người đến khai phá. Tài liệu cho thấy đến những năm 2000-2004, vẫn còn hàng trăm vụ cướp tàu thuyền trên vùng biển Tây.

 

Đền thờ ông Bổn-Hòn Tre. Ảnh: T.S
Đền thờ ông Bổn-Hòn Tre. Ảnh: T.S

Vòng qua phía sau, chúng tôi ngang qua cầu tàu xây dựng từ trước 1975, ghé thăm nhà một số nhà dân, đền thờ ông Bổn, bồi hồi bên cột mốc mang tên đảo Hải Tặc. Bên cầu tàu hãy còn kiên cố, sóng biển nhấp nhô, hãy còn mấy tán dừa xoãi tóc dầu dãi tháng năm. Trong khi đồng nghiệp mê say sưu tầm bài ca dao “tục mà thanh”nói về địa lý của đảo, tôi hỏi má Hai (đã trên 80 tuổi) những chuyện liên quan đến hai từ “Hải Tặc”. Tuy nhiên, trước sau bà chỉ xác nhận con người đến khai khẩn, sinh sống ở đất này chủ yếu là vào những năm 50 của thế kỷ trước. Trong đó phần nhiều là giang hồ, tứ cố vô thân, bất mãn, thất bại, trốn lính và cả những người trốn chạy pháp luật. Nói về chuyện có cướp biển ở đây không, bà Hai cho biết trước đây thì có nhưng từ sau 1975 thì tình hình đã khác.Thông tin này chẳng thể giúp tôi kết nối với những gì mình lục lọi tìm kiếm về Hòn Tre nói riêng và quần đảo Hải Tặc trước đây nói chung, càng không thể liên hệ với thực tại bây giờ. Lúc trao đổi với lãnh đạo xã Tiên Hải, quần đảo này đã có hơn 400 hộ, trên 1.800 nhân khẩu sinh sống tại 6 đảo: Hòn Tre, Hòn Giang, Hòn Đước, Hòn Đồi Mồi, Hòn Ụ, Hòn Đốc; trong đó, Hòn Tre là trung tâm xã đảo với trên 250 hộ dân.

Trước Đồn Biên phòng đảo Hòn Tre, mấy gốc lão mai già khụ, dáng tự nhiên rất đẹp. Chiến sĩ Huỳnh Quoanh Na (dân tộc Khmer) và mấy người nữa tỉ mẩn vun xới gốc cây và tưới nước. Họ rất vui khi có đoàn đến thăm. Trông vẻ mặt người nào cũng phấn chấn, dù mới ra làm nhiệm vụ tại đảo chưa lâu. “Xa đất liền, xa gia đình nhưng chúng cháu không buồn lắm đâu, chú à. Tất nhiên đảo xa sao bằng đất liền. Nhưng chúng cháu rất yên tâm xác định mình đang làm nhiệm vụ vẻ vang bảo vệ biển đảo. Vì nơi đây đảo là  nhà, cán bộ, chiến sĩ đoàn kết, chia sẻ, thương yêu giúp đỡ nhau như anh em. Trên đảo có nhiều chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ với bà con, viết thư thăm hỏi, chúc mừng đơn vị kết nghĩa. Không thiếu việc để làm, và nhiều trò chơi thú vị, bổ ích”-Na vui vẻ cho biết.

 

t
Cầu tàu đảo Hòn Tre. Ảnh: T.S

Rõ ràng hiện thực đã làm lu mờ dần những gì thuộc về truyền thuyết và những lời đồn đoán về một quần đảo trù phú, xinh đẹp. Tuy nhiên vì ở xa đất liền, giữa mênh mông sóng nước, trong tình hình tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn cả từ thiên nhiên và cả do con người gây ra, nên chủ động cảnh giác là nhiệm vụ thường xuyên và rất cần thiết. Chuẩn đô đốc Hải quân Vùng 5 khi đó là Ngô Văn Phát cho rằng: Cướp biển không còn nhưng tai ương, bất trắc dành cho ngư dân bám biển, thiên tai giông gió, vi phạm lãnh hải, tai nạn tàu thuyền… vẫn xảy ra. Vì vậy phải tăng cường bảo vệ, phòng ngừa, hỗ trợ cứu hộ cứu hạn. Tất cả đều cần đến sự phối hợp giải quyết kịp thời của Hải quân, Bộ đội Biên phòng, chính quyền sở tại cũng như các nước trong vùng.

 Thất Sơn

Có thể bạn quan tâm

Không khí đón Tết ở Trường Sa

Không khí đón Tết ở Trường Sa

(GLO)- Khi mọi người, mọi nhà đang hân hoan chờ đón thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, ở nơi đảo xa-biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, không khí Xuân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa cũng rộn ràng...
Câu cá đêm ở Trường Sa

Câu cá đêm ở Trường Sa

(GLO)- Trong chuyến hải trình dài ngày ra thăm, chúc Tết quân và dân các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, câu cá đêm ở Trường Sa là một trong những thú vui giúp các thành viên đoàn công tác vơi đi nỗi nhớ nhà, sự mệt mỏi sau những ngày đánh vật với sóng gió mùa biển động và cũng là để cải thiện bữa ăn cho các thành viên trên tàu…
Thăm, chúc Tết quân dân đảo Phan Vinh

Thăm, chúc Tết quân dân đảo Phan Vinh

(GLO)- Nằm trong chuyến công tác thực hiện nhiệm vụ thay thu quân, thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, ngày 18-1, đoàn công tác số 2 đi trên tàu Bệnh Viện 561 đã đến thăm và làm việc tại đảo Phan Vinh.
Âu tàu đảo Sinh Tồn: Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển

Âu tàu đảo Sinh Tồn: Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển

(GLO)- Âu tàu đảo Sinh Tồn (xã đảo Sinh Tồn, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) là địa chỉ tin cậy của ngư dân vào tránh trú an toàn khi gặp thời tiết mưa bão hay bị sự cố trên biển. Đây thật sự là điểm tựa vững chắc cho ngư dân khi vươn khơi bám biển và cũng để khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Gieo chữ nơi đầu sóng, ngọn gió

Gieo chữ nơi đầu sóng, ngọn gió

(GLO)- Dù còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng hai thầy giáo trẻ đang công tác ở đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa không giấu được niềm hạnh phúc và tự hào khi được gieo chữ, chăm sóc cho các em học sinh nơi đầu sóng, ngọn gió, vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc
Ấn tượng với các vườn rau trên các đảo chìm

Ấn tượng với các vườn rau trên các đảo chìm

(GLO)- Những ngày đi qua các đảo chìm thuộc quần đảo Trường Sa, điều chúng tôi ấn tượng nhất chính là các vườn rau xanh. Các loại như rau cải, mồng tơi, rau muống, mướp… luôn tốt tươi dù điều kiện thời tiết, khí hậu trên các đảo này quanh năm rất khắc nghiệt.
Tết ở Trường Sa

Tết ở Trường Sa

Trong những ngày giáp Tết Mậu Tuất 2018, tháp tùng đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải Quân, P.V Báo Gia Lai đã được cùng cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) đón Xuân mới trên vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.
Trao Huy hiệu "Chiến sỹ Trường Sa" cho 103 phóng viên, nhà báo

Trao Huy hiệu "Chiến sỹ Trường Sa" cho 103 phóng viên, nhà báo

Ngày 23-1, tại TP. Cam Ranh, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã trao Huy hiệu “Chiến sĩ Trường Sa“ cho 117 cá nhân là các phóng viên, nhà báo; thành viên Câu lạc bộ vì biển đảo quê hương đã hoàn thành chuyến thăm, tặng quà và chúc Tết tại các điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khành Hòa).
Trở lại Lý Sơn

Trở lại Lý Sơn

(GLO)- Đảo tiền tiêu Lý Sơn-“vương quốc tỏi“, quê hương của đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải đã có những đổi thay khiến tôi ngỡ ngàng trong ngày trở lại.
Chuẩn đô đốc giao nhiệm vụ cho thủy thủ Tàu ngầm Bà Rịa - Vũng Tàu

Chuẩn đô đốc giao nhiệm vụ cho thủy thủ Tàu ngầm Bà Rịa - Vũng Tàu

Chuẩn Đô đốc Phạm Xuân Điệp yêu cầu cán bộ, thủy thủ Tàu ngầm Bà Rịa - Vũng Tàu phát huy truyền thống, đoàn kết quyết tâm, khắc phục khó khăn, với tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo và cầu thị, nhanh chóng huấn luyện làm chủ con tàu để sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Đội đặc nhiệm đảo An Bang

Đội đặc nhiệm đảo An Bang

(GLO)- Ở đảo An Bang có một đội đặc nhiệm rất độc đáo. Đội có nhiệm vụ “chuyên trị“ hỗ trợ đưa xuồng vào đảo để cán bộ, nhân dân đến thăm và làm việc với cán bộ, chiến sĩ công tác trên đảo. “Lý do có đội đặc nhiệm này trước tiên là vì vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng của đảo An Bang“-Đại tá, Phó Chính ủy Lữ đoàn 146 Hải quân Vùng 4 Phan Ngọc Quang, tiết lộ. Theo Phó Chính ủy, An Bang có vị trí chiến lược tạo lá chắn vòng ngoài ngăn chặn hoạt động chống phá, tiến công của kẻ thù từ hướng biển, khống chế các loại máy bay quân sự, tàu thuyền nước ngoài xâm phạm chủ quyền, lãnh hải quốc gia.
Thăm, chúc Tết các đảo tiền tiêu

Thăm, chúc Tết các đảo tiền tiêu

(GLO)- Sáng 18-1, tại cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải Quân tổ chức khởi hành đoàn công tác thăm, chúc và tặng quà Tết cán bộ, chiến sỹ và nhân dân đang công tác, sinh sống tại hai huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), Lý Sơn (Quảng Ngãi). Tham dự buổi lễ có lãnh đạo UBND tỉnh Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân và đông đảo nhân dân tỉnh Đà Nẵng.