Emagazine

E-magazine “Nâng bước” học sinh vùng khó



Sau gần 2 tháng triển khai xây dựng, công trình điểm trường Ia Ptau của Trường Tiểu học Lê Lợi (xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) do cá nhân ông Bùi Anh Tuấn-Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ bảo vệ FSB (quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) tài trợ kinh phí đã được bàn giao đưa vào sử dụng. Không chỉ nhà trường mà người dân địa phương đều cảm thấy vui mừng khi từ nay con em mình đã được học ở một điểm trường khang trang, sạch đẹp.

Nhớ lại ngày lên khảo sát xây dựng điểm trường, ông Tuấn kể: Ông quen biết với một thầy giáo ở Phú Thiện nên đến đây khảo sát để triển khai chương trình từ thiện. Đến điểm trường Ia Ptau, ông không kìm được nước mắt khi thấy mấy chục em nhỏ chen chúc ngồi học trong những căn phòng chật hẹp, xuống cấp dưới trời nóng bức. Điểm trường thiếu hệ thống nước sạch, thiếu bàn ghế, sân trường bụi bặm, chưa có nhà vệ sinh cùng hàng rào bao quanh và cũng không có điện dù ngay trước cổng trường có đường điện ngang qua. Thế nên, khi quay lại TP. Hồ Chí Minh, ông quyết định bỏ tiền túi mua mấy bộ bàn ghế gửi lên ngay cho nhà trường; đồng thời, hỗ trợ 500 triệu đồng để xây dựng thêm cơ sở vật chất cho điểm trường.



Ông Nguyễn Văn Tỉnh-Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) huyện Phú Thiện-thông tin: Đầu năm học 2023-2024, ngành GD-ĐT huyện nhận được sự ủng hộ của nhiều nhà hảo tâm trong cả nước. Ngoài xây dựng mới 1 phòng học ở Trường Mẫu giáo Họa Mi (xã Ia Hiao) và 2 phòng học cùng các công trình phụ trợ ở điểm trường Ia Ptau, các Mạnh Thường Quân còn tặng hơn 900 suất quà cho học sinh và người dân trong huyện. Với địa phương mà tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 60% dân số như Phú Thiện thì sự ủng hộ này rất quý giá.

Tương tự, ông Đào Lân Hưng-Phó Chủ tịch UBND huyện Ia Grai-cho hay: Trước lễ khai giảng năm học mới, huyện kêu gọi Mạnh Thường Quân hỗ trợ được 30 chiếc xe đạp, 230 chiếc cặp và 1.400 cuốn vở cho học sinh 5 xã: Ia Tô, Ia Pếch, Ia Grăng, Ia Krai, Ia Dêr. Ngoài ra, khi vào năm học, huyện sẽ xem xét, hỗ trợ đột xuất cho những em có hoàn cảnh khó khăn dựa trên đề xuất của Phòng GD-ĐT hoặc các địa phương.



Về phía Hội Chữ thập đỏ tỉnh, trước ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, từ nguồn ủng hộ của các nhà hảo tâm trong cả nước, đơn vị đã trao hơn 1.415 thùng sữa và 3.322 hộp sữa cho học sinh khó khăn người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nhằm bổ sung dưỡng chất, nâng cao thể chất và sức khỏe cho các em. Ngoài ra, Hội còn kêu gọi Mạnh Thường Quân trao tặng cho Hội Chữ thập đỏ huyện Đak Pơ 325 bộ sách giáo khoa lớp 4 và 8; khởi công xây dựng 1 bếp ăn cho Trường Mẫu giáo Hoa Pơ Lang (xã Ya Hội) với kinh phí 275 triệu đồng; tặng 100 suất quà cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn học lực khá, giỏi trên địa bàn tỉnh (1 triệu đồng/suất). Từ nguồn Quỹ “Tâm nguyện Việt” của Công ty cổ phần Đầu tư và dịch vụ TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ, đơn vị cũng đã trao 8 suất học bổng trị giá hơn 73 triệu đồng cho 8 học sinh vượt khó học giỏi.



Mới đây, Hội Những người bạn ở Đà Nẵng cũng đã gửi tặng 1.285 chiếc áo ấm cho trẻ em mầm non vùng khó ở Gia Lai nhằm động viên, tạo tâm thế phấn khởi cho các em trước thềm năm học mới. Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Bùi Khoa Nghi đã dẫn đầu đoàn công tác của ngành đến thăm và trao tặng phần quà ý nghĩa này cho trẻ em đang theo học tại 5 trường mầm non trên địa bàn huyện Kông Chro, gồm: Trường Mầm non Sơn Ca (xã Chư Krêy), Trường Mầm non 30-4 (xã Chơ Long), Trường Mầm non 17-3 (xã Yang Nam), Trường Mầm non 19-5 (xã Đak Kơ Ning) và Trường Mầm non Họa Mi (xã Đak Tơ Pang).



Ngắm con trai xúng xính trong chiếc áo ấm mới vừa được trao tặng, chị Đinh Thị Ben (làng Vẻh, xã Chư Krêy) xúc động nói: “Khi nghe các cô giáo Trường Mầm non Sơn Ca thông báo sẽ có đoàn của Sở GD-ĐT về tặng quà cho con, mình đã sắp xếp công việc để đưa con đến trường. Áo con mặc vừa vặn và rất đẹp. Mùa đông sắp tới, mình không còn lo con bị lạnh khi đến lớp nữa. Mình cảm ơn các Mạnh Thường Quân thật nhiều!”.



Mới đây, Trường THCS Ia Kreng (xã Ia Kreng, huyện Chư Păh) cũng phối hợp với Trường THCS Phan Tây Hồ (TP. Hồ Chí Minh) và Farmstay Sâm Phát Ia Ly (thị trấn Ia Ly) tổ chức trao quà từ thiện. Là một trong những học sinh được nhận quà từ chương trình, em Rơ Châm Đại (học sinh lớp 7) hồ hởi cho biết: “Nhà em khó khăn lắm! Bố mẹ phải đi làm rẫy và làm thuê cho người ta mới có tiền ăn uống hàng ngày. Em thường phụ bố mẹ chăn bò lúc nghỉ hè hoặc ngoài thời gian lên lớp. Dạo gần đây, bố mẹ đang lo lắng vì không đủ tiền mua sách giáo khoa mới và quần áo cho mấy anh em đi học, chúng em cũng buồn theo. Nhưng nay em vui rồi vì đã có quần áo và sách vở mới do nhà tài trợ tặng”.

Ông Nguyễn Chất Sâm-Chủ Farmstay Sâm Phát Ia Ly-tâm sự: “Ia Kreng là xã đặc biệt khó khăn. Nhằm giúp học sinh an tâm đến lớp, chúng tôi đã tài trợ 100 triệu đồng để mua sách vở, nhu yếu phẩm trao tặng học sinh, giáo viên. Thấy các cháu và thầy cô phấn khởi khi nhận quà, chúng tôi cũng vui lây. Mong rằng sự ủng hộ này sẽ tiếp thêm động lực để nhà trường hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ dạy và học trong năm học mới”.



Năm học 2023-2024, cùng với cả nước, Gia Lai tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với các lớp 4, 8 và 11 theo lộ trình. Bên cạnh khó khăn về cơ sở vật chất, trang-thiết bị, đội ngũ giáo viên… thì sách giáo khoa và tài liệu học tập cũng rất thiếu thốn, nhất là đối với học sinh ở vùng khó. Thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD-ĐT và UBND tỉnh, cùng với quyết tâm không để học sinh nào thiếu sách giáo khoa, Sở GD-ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục thống kê số lượng sách giáo khoa theo từng môn học cung cấp cho các nhà xuất bản, công ty liên kết xuất bản và các nhà sách trên địa bàn để phối hợp cung ứng sách giáo khoa. Ngoài ra, Sở GD-ĐT còn phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh là con hộ nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế, vùng sâu, vùng xa, học sinh thuộc đối tượng chính sách và học sinh người dân tộc thiểu số.



Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Trần Bá Công cho biết: Sở đã thống kê số lượng học sinh cần hỗ trợ sách giáo khoa (ngoài các đối tượng được hỗ trợ sách giáo khoa theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 21-8-2021 của Chính phủ); đồng thời liên hệ với các nhà xuất bản, nhà tài trợ tặng sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Theo đó, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tặng 2.200 bộ sách giáo khoa và 1.400 cuốn sách Tiếng Anh (bậc tiểu học 800 bộ, bậc THCS 1.050 bộ và 1.050 cuốn sách Tiếng Anh, bậc THPT 350 bộ và 350 cuốn sách Tiếng Anh); Công ty Đại Trường Phát tặng 250 cuốn sách Tiếng Anh “Right on!” lớp 8 và lớp 11; Trường THPT Chi Lăng tặng 200 bộ sách giáo khoa lớp 10; Công ty cổ phần Sách và Thiết bị trường học Gia Lai tặng 500 cuốn vở cho học sinh tiểu học; phối hợp với Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam tặng 30 chiếc xe đạp trị giá 60 triệu đồng và 15 suất quà (2 triệu đồng/suất) cho 30 học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn tại TP. Pleiku và các huyện Chư Prông, Đức Cơ… Bên cạnh đó, Sở cũng đề xuất UBND tỉnh tặng 100 triệu đồng từ Quỹ học bổng Nay Der cho 200 học sinh nghèo, học sinh dân tộc thiểu số có học lực khá, giỏi để động viên, khích lệ tinh thần học tập của các em vào dịp khai giảng năm học mới.


Có thể bạn quan tâm

ĐẠI BIỂU DÂN CỬ - “CẦU NỐI” CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN -Bài 2: Phát huy vai trò đại biểu dân cử

E-magazineĐẠI BIỂU DÂN CỬ - “CẦU NỐI” CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN - Bài 2: Phát huy vai trò đại biểu dân cử

(GLO)- Không những kiến nghị các cấp quan tâm đầu tư các công trình giao thông, thủy lợi góp phần gỡ “nút thắt” cho sự phát triển của tỉnh, các đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh Gia Lai còn tăng cường vai trò giám sát nhằm đảm bảo nguồn vốn phát huy hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực.

ĐẠI BIỂU DÂN CỬ - “CẦU NỐI” CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN-Bài 1: Đưa tiếng nói của cử tri đến nghị trường

E-magazineĐẠI BIỂU DÂN CỬ - “CẦU NỐI” CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN - Bài 1: Đưa tiếng nói của cử tri đến nghị trường

(GLO)- Những năm qua, các vị đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh Gia Lai đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của người đại biểu dân cử để kịp thời tiếp nhận, giải quyết cũng như chuyển tải những tâm tư, nguyện vọng của cử tri đến các cấp thẩm quyền.

Hướng tới Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh lần thứ VIII: Tin tưởng và kỳ vọng

E-magazineHướng tới Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai lần thứ VIII: Tin tưởng và kỳ vọng

(GLO)- Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Gia Lai lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2024-2029) diễn ra vào ngày 5 và 6-11. Trong niềm hân hoan, phấn khởi, nhiều cán bộ, hội viên và đại diện các câu lạc bộ, nhóm tình nguyện trên địa bàn tỉnh đã bày tỏ sự tin tưởng, kỳ vọng vào đại hội.

Thúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

InfographicThúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

(GLO)- Thời gian qua, các ngành, địa phương tỉnh Gia Lai luôn nỗ lực thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực dược liệu với mục tiêu xây dựng chuỗi giá trị bền vững, góp phần phát triển ngành dược liệu của địa phương và tìm kiếm các giải pháp công nghệ mới phù hợp với thực tiễn.

Mê kiểng lá-thú chơi thời hiện đại

E-magazineMê kiểng lá-thú chơi thời hiện đại

(GLO)- Lá có gì để mà mê, mà trở thành kiểng lá-một thú chơi thời hiện đại. Đi tìm câu trả lời này chính là lúc bạn và tôi rơi vào thế giới kiểng lá biến đổi kỳ ảo bởi sự đa dạng về màu sắc, hình thái, form dáng, kích cỡ…

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

(GLO)- Trải qua 4 phần thi đầy gay cấn, Võ Quang Phú Đức (Trường THPT chuyên Quốc học Huế) đã xuất sắc trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24. Chàng trai Gia Lai Nguyễn Quốc Nhật Minh cùng 2 “nhà leo núi” còn lại cũng cho thấy bản lĩnh và trí tuệ của mình tại vòng chung kết cuộc thi diễn ra vào sáng 13-10.

Người dân làng Đaklah-Tờ Rah (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang) vui mừng khi được UBND xã giao đất, giao rừng cho cộng đồng làng quản lý.

E-magazineQuản lý, phát triển rừng cộng đồng: Cần có thêm cơ chế chính sách phù hợp

(GLO)- Việc triển khai công tác quản lý, phát triển rừng cộng đồng đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, gắn quyền lợi các hộ sống gần rừng với trách nhiệm bảo vệ rừng. Tuy nhiên, để chính sách này mang lại hiệu quả cao thì cần có thêm các cơ chế chính sách phù hợp.

Thanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

E-magazineThanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

(GLO)- Với tinh thần đoàn kết, xung kích và sáng tạo, đoàn viên, thanh niên trong tỉnh đã thực hiện nhiều công trình, phần việc ý nghĩa nhằm hưởng ứng đợt thi đua cao điểm “68 ngày thanh niên Gia Lai chào mừng Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024-2029”.

Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

(GLO)- Hành trình thắp sáng ước mơ tri thức cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) ở Gia Lai có sự tham gia của không ít thầy cô giáo từng lớn lên từ làng. Ý thức mạnh mẽ về giá trị của việc học, họ quyết tâm quay trở về nơi mình bắt đầu để chung tay dìu dắt, “truyền lửa” và lan tỏa tình yêu con chữ.
Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: "Người cha đặc biệt" của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo cho các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ mô hình sinh kế, nhà ở kiên cố. Mỗi thầy giáo như một "người cha đặc biệt", trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.