Mở cửa đón khách quốc tế trở lại: Du lịch Việt Nam cần làm gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Không chỉ nhiều nước trên thế giới đã lên phương án mở cửa đón khách du lịch quốc tế trở lại, mà Việt Nam cũng bắt đầu có kế hoạch để có thể "hé cửa" ở mức độ an toàn.
Nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu lên phương án mở cửa đón du khách trở lại. (Ảnh minh họa: CTV)
Nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu lên phương án mở cửa đón du khách trở lại. (Ảnh minh họa: CTV)
Trong cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều qua (9/6), Thủ tướng nhấn mạnh không thể đóng cửa hoàn toàn nhưng không mở cửa ào ạt khi không thể xác định được mức độ an toàn các nước.
Chỉ đạo này liên quan đến việc mở các chuyến bay thương mại quốc tế. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 công bố các vùng an toàn để mở lại các đường bay tới các địa bàn mà trong 30 ngày qua không phát hiện trường hợp mắc COVID-19.
Nếu việc mở lại các đường bay với thế giới sớm thành hiện thực thì đây được cho là cơ hội để ngành du lịch khôi phục lại thị trường khách quốc tế vốn đang "chết lâm sàng". Vậy ngành du lịch cần phải làm gì để nắm bắt cơ hội này?
Cần có quy trình và bộ thủ tục mở cửa thị trường
Trước đó, trong thư gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất các giải pháp phục hồi du lịch quốc tế hậu COVID-19, Hội đồng tư vấn du lịch (TAB) cho rằng cần có một quy trình và một bộ thủ tục để mở cửa thị trường.
Theo đại diện Hội đồng tư vấn, bộ thủ tục này có thể là các thỏa thuận song phương với từng nước và các công việc triển khai thực hiện. Các thoản thuận song phương cần đi trước một bước hoặc ít nhất là ngang bằng về thời điểm với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Bởi Hội đồng tư vấn cho rằng an toàn và sức khỏe của người dân cần được cân đối hài hòa với các tính toán và lợi ích kinh tế.
Bộ thủ tục đó bao gồm: Mở lại các đường bay và đảm bảo rằng chỉ được phép khai thác các chuyến bay thẳng (cần thiết có thể cho phép bay thuê chuyến đến các thị trường chưa có chuyến bay thường lệ); miễn visa du lịch; yêu cầu du khách nhập cảnh khai báo y tế; đo nhiệt độ hành khách nhập cảnh; thỏa thuận về việc xét nghiệm xác suất COVID đối với khách đến và thủ tục xét nghiệm; thỏa thuận về việc cài đặt ứng dụng theo dõi được phê duyệt trong thời gian ở Việt Nam...
Hội đồng tư vấn kiến nghị bắt đầu đàm phán với các thị trường nguồn quan trọng nhất và các nước có vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp đáng kể nhất. Các thỏa thuận sẽ được triển khai và có hiệu lực khi nào các tiêu chí đã thỏa mãn và các chuyến bay thẳng được thiết lập. Những nước đầu tiên sẽ là các nước ở châu Á và khu vực châu Đại Dương (Australasia).
"Các tiêu chí như vậy sẽ đảm bảo mở dần dần và cần thiết tiếp cận từng bước giúp chúng ta vừa làm vừa rút kinh nghiệm để hoàn thiện quy trình sau một thời gian, bởi trước đó chúng ta chưa từng có tiền lệ ứng phó với loại thách thức này," các chuyên gia đến từ Hội đồng tư vấn nhấn mạnh.
Mặt khác, các chuyên gia du lịch của Hội đồng tư vấn cũng cho rằng cần xem xét việc chào các gói nghỉ dưỡng trọn gói, biệt lập và an toàn, đáp ứng yêu cầu của các nhóm du khách đến bằng các chuyến bay thuê chuyến, cho phép toàn nhóm được giới hạn không gian ở một địa điểm để loại bỏ rủi ro lây nhiễm cho cộng đồng.
Để chuẩn bị cho kế hoạch này, cần sớm quảng bá xúc tiến hình ảnh, định vị một Việt Nam “Thiên đường an toàn,” nêu rõ những kỳ tích mà Việt Nam đã đạt được trong việc kiểm soát và chống lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng.
Thời điểm này du lịch nội địa đang giảm giá sâu nhằm kích cầu thị trường trong nước. (Ảnh: M.Mai)
Thời điểm này du lịch nội địa đang giảm giá sâu nhằm kích cầu thị trường trong nước. (Ảnh: M.Mai)
Những tín hiệu tích cực
Thực tế hiện nay một số quốc gia và điểm đến đã có kế hoạch mở cửa thị trường, như Chính phủ Hy Lạp thông báo sẽ mở cửa đón du khách từ 29 quốc gia trên thế giới vào ngày 15/6. Cụ thể, những du khách đến từ 29 quốc gia như Đức, Áo, Đan Mạch, Na Uy, Cyprus, Israel, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Bulgaria, Trung Quốc, Croatia, Australia, New Zealand, Hungary, Hàn Quốc... sẽ được phép đến Hy Lạp du lịch.
Theo thông báo này, danh sách trên được tổng hợp sau khi kiểm tra dữ liệu dịch tễ học của mỗi quốc gia và xem xét các thông báo của Cơ quan An toàn Hàng không châu Âu (EASA) và các khuyến nghị của Ủy ban quốc gia về các bệnh truyền nhiễm.
Du khách từ 29 quốc gia trên sẽ chỉ được tới Hy Lạp khi khởi hành ở những địa điểm nhất định được chính phủ lên danh sách, và sẽ phải trải qua các xét nghiệm ngẫu nhiên khi họ đến sân bay Hy Lạp.
Với các quốc gia không nằm trong danh sách này, bao gồm cả Italy, lệnh cấm du lịch đến Hy Lạp vẫn có hiệu lực. Tuy nhiên, danh sách các quốc gia được phép du lịch tới Hy Lạp sẽ được mở rộng và cập nhật vào ngày 1/7.
Đảo thiên đường Santorini ở Hy Lạp. (Nguồn ảnh: Vietravel)
Đảo thiên đường Santorini ở Hy Lạp. (Nguồn ảnh: Vietravel)
Tương tự, Iceland dự tính từ 15/6 sẽ đón khách trở lại, với điều kiện khách phải xét nghiệm virus SARS-CoV-2 ở tại vùng du lịch khép kín. Du khách có kết quả âm tính sẽ được tự do du lịch tại đây sau khi được xét nghiệm miễn phí.
Quần đảo Madeira của Bồ Đào Nha cũng chuẩn bị đón khách quốc tế từ 1/7 nếu du khách chứng minh được mình âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ trước khi khởi hành hoặc được kiểm tra ngay sau khi nhập cảnh…
Những bước khởi động này được cho là tín hiệu tích cực của ngành du lịch thế giới sau gần nửa năm “đóng băng.” Người làm du lịch lại có thêm động lực để xốc lại tinh thần cho một giai đoạn mới dẫu còn bộn bề khó khăn.
Theo M.Mai (Vietnam+) 

Có thể bạn quan tâm

Quảng Ngãi: Đảo Bé Lý Sơn có gì mà được ví như 'thiên đường' giữa biển khơi?

Quảng Ngãi: Đảo Bé Lý Sơn có gì mà được ví như 'thiên đường' giữa biển khơi?

Đảo Bé, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi được ví như “thiên đường” du lịch giữa biển khơi, nơi đây sở hữu cảnh sắc hoang sơ, những vách đá trầm tích núi lửa hàng triệu năm, bờ cát trắng mịn, bờ biển đẹp... Chính vẻ đẹp vừa mộc mạc, vừa thơ mộng ấy đã mang lại sức hút riêng biệt cho vùng đất này.

Săn chỗ xem diễu binh dịp đại lễ

Săn chỗ xem diễu binh dịp đại lễ

Những ngày qua, từ khóa được nhắc tới nhiều nhất tại TP.HCM có lẽ là "lễ diễu binh, diễu hành 30.4". Hình ảnh từng khối diễu binh khổ luyện và buổi hợp luyện đầu tiên lần lượt được chia sẻ khắp các nền tảng, khiến người người, nhà nhà càng thêm háo hức, cấp tập đi "săn" chỗ đón sự kiện lịch sử.

Núi lửa Chư Đang Ya, thác K50 góp mặt trong clip quảng bá nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh P4G

Núi lửa Chư Đang Ya, thác K50 góp mặt trong clip quảng bá nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh P4G

(GLO)- Nhân sự kiện Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ 4 do Việt Nam đăng cai tổ chức, Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) vừa chính thức ra mắt 3 video clip quảng bá vẻ đẹp du lịch Việt Nam. Trong đó, Gia Lai góp mặt với 2 đại diện là núi lửa Chư Đang Ya và thác K50.

Không gian văn hóa ẩm thực Kon Tum

Không gian văn hóa ẩm thực Kon Tum

Phát huy lợi thế và tiềm năng về phát triển kinh tế đêm của địa phương, UBND phường Quyết Thắng (thành phố Kon Tum) triển khai xây dựng Không gian văn hóa ẩm thực Kon Tum với quy mô 51 gian hàng trên khu đất rộng hơn 5.100m2 tại khu vực đường Bạch Đằng.