Lượng du khách Trung Quốc đến Việt Nam đang có dấu hiệu hồi phục

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo dữ liệu tìm kiếm của Agoda, số lượng tìm kiếm từ Trung Quốc đến Việt Nam trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 vừa qua đã gần như quay lại mức trước COVID-19.
Du khách Trung Quốc tham quan Dinh Độc Lập. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Du khách Trung Quốc tham quan Dinh Độc Lập. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Ngày 27/2, nền tảng du lịch trực tuyến Agoda (Mạng lưới toàn cầu có 4 triệu khách sạn và cơ sở nghỉ dưỡng trên toàn thế giới, cùng chuyến bay, hoạt động và nhiều sản phẩm khác) công bố thông tin trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 vừa qua - một trong những giai đoạn du lịch cao điểm của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhu cầu du khách Trung Quốc đến Việt Nam đang có dấu hiệu hồi phục.

Cụ thể, theo dữ liệu tìm kiếm của Agoda, số lượng tìm kiếm từ Trung Quốc đến Việt Nam trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 vừa qua đã gần như quay lại mức trước COVID-19.

Khách Trung Quốc quan tâm du lịch đến Việt Nam vào năm 2024 đạt 95% so với 2020 là thời điểm trước khi các hạn chế đi lại do COVID-19 được áp dụng.

Ông Vũ Ngọc Lâm, Giám đốc Agoda tại Việt Nam, chia sẻ kết quả thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng cho thấy khách Trung Quốc là nguồn thu du lịch lớn nhất của Việt Nam vào năm 2019, chiếm gần 1/3 tổng số du khách đến Việt Nam. Số liệu tìm kiếm vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm nay gần đạt mức trước COVID-19 là một tín hiệu tích cực cho ngành Du lịch Việt Nam.

Đặc biệt, sự quan tâm trở lại của du khách Trung Quốc còn là dấu hiệu cho thấy tiềm năng du lịch Việt Nam trong năm Rồng 2024.

Cùng với đó, Việt Nam cũng đã thành công trong việc thu hút du khách từ các thị trường mới như Ấn Độ, Hàn Quốc... sau khi mở cửa trở lại nhờ vào chính sách thị thực thuận lợi.

Dữ liệu tìm kiếm của Agoda chỉ ra rằng, du khách đến từ Trung Quốc lựa chọn Việt Nam vì nền văn hóa phong phú và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp.

Năm nay, bức tranh du lịch Việt Nam cũng nhận thấy một số thay đổi nhẹ khi Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng và Đảo ngọc Phú Quốc lọt vào top 5 lựa chọn hàng đầu của du khách Trung Quốc, so với top 5 năm 2020 là Thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Hà Nội, Đà Nẵng và Phan Thiết.

Có thể bạn quan tâm

Quảng Ngãi: Đảo Bé Lý Sơn có gì mà được ví như 'thiên đường' giữa biển khơi?

Quảng Ngãi: Đảo Bé Lý Sơn có gì mà được ví như 'thiên đường' giữa biển khơi?

Đảo Bé, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi được ví như “thiên đường” du lịch giữa biển khơi, nơi đây sở hữu cảnh sắc hoang sơ, những vách đá trầm tích núi lửa hàng triệu năm, bờ cát trắng mịn, bờ biển đẹp... Chính vẻ đẹp vừa mộc mạc, vừa thơ mộng ấy đã mang lại sức hút riêng biệt cho vùng đất này.

Săn chỗ xem diễu binh dịp đại lễ

Săn chỗ xem diễu binh dịp đại lễ

Những ngày qua, từ khóa được nhắc tới nhiều nhất tại TP.HCM có lẽ là "lễ diễu binh, diễu hành 30.4". Hình ảnh từng khối diễu binh khổ luyện và buổi hợp luyện đầu tiên lần lượt được chia sẻ khắp các nền tảng, khiến người người, nhà nhà càng thêm háo hức, cấp tập đi "săn" chỗ đón sự kiện lịch sử.

Núi lửa Chư Đang Ya, thác K50 góp mặt trong clip quảng bá nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh P4G

Núi lửa Chư Đang Ya, thác K50 góp mặt trong clip quảng bá nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh P4G

(GLO)- Nhân sự kiện Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ 4 do Việt Nam đăng cai tổ chức, Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) vừa chính thức ra mắt 3 video clip quảng bá vẻ đẹp du lịch Việt Nam. Trong đó, Gia Lai góp mặt với 2 đại diện là núi lửa Chư Đang Ya và thác K50.

Không gian văn hóa ẩm thực Kon Tum

Không gian văn hóa ẩm thực Kon Tum

Phát huy lợi thế và tiềm năng về phát triển kinh tế đêm của địa phương, UBND phường Quyết Thắng (thành phố Kon Tum) triển khai xây dựng Không gian văn hóa ẩm thực Kon Tum với quy mô 51 gian hàng trên khu đất rộng hơn 5.100m2 tại khu vực đường Bạch Đằng.