Krông Pa: Đẩy mạnh phong trào "Dân vận khéo"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong 10 năm (2009-2019), phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở huyện Krông Pa, Gia Lai đã được triển khai sâu rộng và thu được nhiều kết quả trên nhiều lĩnh vực, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.
Ông Ksor Ngak-Trưởng ban Dân vận huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Krông Pa-cho biết: 10 năm qua, thông qua phong trào thi đua “Dân vận khéo”, trên địa bàn đã có nhiều mô hình hay, hiệu quả. Điển hình như trên lĩnh vực phát triển kinh tế có những mô hình: “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi”, “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”, “Thanh niên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng”... Thôn Hưng Hà, Thắng Lợi (xã Phú Cần) là điểm sáng triển khai những mô hình này khi đến nay không còn hộ nghèo và có trên 50% số hộ thu nhập 200-300 triệu đồng/năm, còn lại thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm. Hay tại buôn Ia Kia (xã Ia Rsai), cán bộ, đảng viên và nhân dân đã tích cực đầu tư vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng kinh tế trang trại mang lại hiệu quả cao. Buôn này có 83 hộ với 464 khẩu (100% là người Jrai); hiện thu nhập bình quân trên 50 triệu đồng/hộ/năm, có hộ đạt 300-350 triệu đồng/năm…
 Huyện Krông Pa hỗ trợ bò sinh sản giúp người dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, đảm bảo an ninh chính trị. Ảnh: L.N
Huyện Krông Pa hỗ trợ bò sinh sản giúp người dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, đảm bảo an ninh chính trị. Ảnh: L.N
Trên lĩnh vực văn hóa-xã hội, nhiều  phong trào, cuộc vận động cũng được triển khai như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”... Qua đó, nhân dân trên địa bàn huyện đã đóng góp hàng ngàn ngày công, hiến trên 37.000 m2 đất trị giá hơn 3,5 tỷ đồng để làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng, trường học... Bà Ksor HChoen (buôn Chư Jut, xã Chư Gu) vui vẻ nói: Trước đây, con đường đi qua đất sản xuất của gia đình chỉ là một lối nhỏ. Vì vậy, khi địa phương có chủ trương mở rộng đường, gia đình sẵn sàng hiến đất để tạo thuận lợi trong việc đi lại cho cộng đồng.
Bên cạnh đó, các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”... cũng được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Đến cuối năm 2018, toàn huyện có 3.847 hộ nghèo (chiếm 20,14%), 2.707 hộ cận nghèo (chiếm 14,17%); có 86.764 hộ gia đình văn hóa và 208 khu dân cư văn hóa. Từ nguồn quỹ “Vì người nghèo” hơn 2 tỷ đồng, huyện đã hỗ trợ xây dựng 115 nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ nghèo khó khăn về nhà ở; sửa chữa, xây mới 26 nhà ở cho người có công với cách mạng và tặng hàng ngàn suất quà cho các hộ nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán; hỗ trợ heo, dê, bò cho các hộ nghèo để phát triển kinh tế… Anh Kpă Vĩ (buôn Ji, xã Krông Năng) cho biết: “Năm 2018, gia đình tôi được nhà nước hỗ trợ 3 con heo rừng lai cùng vật tư làm chuồng, thức ăn và được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi. Sau gần 1 năm, heo đã sinh sản được 12 con, tôi giữ lại toàn bộ để nuôi. Gia đình tôi quyết tâm thoát nghèo trong năm nay”.
Phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên lĩnh vực quốc phòng-an ninh và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh cũng được cấp ủy các cấp của huyện quan tâm. Cụ thể, toàn huyện đã tổ chức phát động phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” được trên 500 đợt, tuyên truyền cho 82.000 lượt người; thành lập 14 tổ tự quản về trật tự an toàn giao thông; vận động nhân dân giao nộp 58 khẩu súng, 9 quả nổ các loại. Đặc biệt, qua vận động, quản lý và giáo dục đã có 20 hộ với 108 khẩu từ bỏ không theo “Tin lành Đê ga”;  giải quyết dứt điểm 2 vụ liên quan đến “thuốc thư” và phát động quần chúng bài trừ “thuốc thư” trên địa bàn. Ngoài ra, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ra Quyết định số 527-QĐ/HU, ngày 12-12-2011 về việc phân công đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức phụ trách giúp đỡ buôn trọng điểm. Qua đó, số buôn trọng điểm trên địa bàn huyện đã giảm từ 40 xuống còn 8.
Lực lượng các bộ, công chức xã Phú Cần giúp người dân di dời chuồng gia súc. Ảnh: Lê Nam
Lực lượng các bộ, công chức xã Phú Cần giúp người dân di dời chuồng gia súc. Ảnh: Lê Nam
Ông Nguyễn Ân-Bí thư chi bộ Chi cục Thuế huyện Krông Pa-cho biết: Đơn vị được giao giúp đỡ buôn Du (xã Chư Rcăm) từ năm 2011. Đây là buôn trọng điểm bởi đời sống người dân còn nhiều khó khăn, có nhiều đối tượng theo “Tin lành Đê ga”. Do đó, đơn vị xác định trước hết phải giúp buôn củng cố an ninh trật tự và xây dựng tổ chức chính trị vững mạnh; sau đó giúp đỡ những hộ nghèo chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế. Theo đó, chúng tôi đã hỗ trợ 15 con bò cái cho 15 hộ nghèo và hỗ trợ trang bị dàn âm thanh, làm hàng rào bằng lưới B40 cho nhà sinh hoạt cộng đồng buôn. “Đây là chương trình hết sức thiết thực. Đơn vị xây dựng kế hoạch, cử cán bộ, đảng viên xuống sinh hoạt cùng với buôn và nắm tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để có hướng giúp đỡ phù hợp. Đến nay, tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội ở buôn cơ bản ổn định, nhân dân yên tâm sản xuất, đời sống được cải thiện tốt hơn”-ông Ân chia sẻ.     
Trao đổi với P.V, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Krông Pa cho biết thêm: 10 năm qua, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã nỗ lực triển khai thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”; đã xác định đúng chức trách, nhiệm vụ của mình để từ đó nâng cao nhận thức và triển khai phong trào thi đua “Dân vận khéo” rộng khắp trên các lĩnh vực. “Phong trào đã thực hiện tốt nhiệm vụ chăm lo đời sống và giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc trong nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng vững mạnh. Đặc biệt, nhân dân nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của các phong trào thi đua, cuộc vận động, nhất là phát huy vai trò chủ thể trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Qua đó, góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh”-ông Ngak nhấn mạnh.
LÊ NAM

Có thể bạn quan tâm

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

(GLO)- Chiều 6-12, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Đảng ủy-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” nhằm trao tặng áo ấm cho thiếu nhi trên địa bàn xã.

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.

Đak Đoa điều chỉnh giảm dự toán vốn thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 4 Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn hơn 300 triệu đồng. Ảnh Hà Duy.

Đak Đoa điều chỉnh vốn sự nghiệp thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững

(GLO)- Hội đồng nhân dân huyện Đak Đoa vừa ban hành Nghị quyết số 26/NQ-HĐND về việc điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp chưa giải ngân hết trong năm 2023 đã được chuyển nguồn sang năm 2024 và điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp năm 2024 thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (đợt 2).

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Mùa cà phê chín đỏ

Mùa cà phê chín đỏ

(GLO)- Dưới ánh nắng rực rỡ của những ngày cuối tháng 11, trên khắp các vườn cà phê chín đỏ, không khí thu hoạch rộn rã hơn. Năm nay, bà con nông dân đón mùa vụ với sự hân hoan lớn khi lần đầu tiên cà phê có một mức giá cao nhất lịch sử.