"Kho thóc tình thương" làng Hyêr

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Phát huy nội lực giúp nhau xóa đói giảm nghèo chính là giải pháp hữu hiệu trong điều kiện nguồn lực đầu tư của Nhà nước còn hạn hẹp. Tại xã Ayun (huyện Mang Yang), mô hình “Kho thóc tình thương” của  phụ nữ làng Hyêr đã giúp ích cho nhiều gia đình trong mùa giáp hạt, đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của cộng đồng người Bahnar trên vùng đất nghèo.

Làng Hyêr có trên 100 hộ người Bahnar thì có đến 40% là hộ nghèo, 50% là hộ cận nghèo. Phần lớn hộ nghèo đều thiếu đất sản xuất, lại rất đông con. Vì vậy, dù cố gắng làm lụng quanh năm nhưng họ vẫn chưa thể thoát nghèo. Vào thời điểm tháng 8, tháng 9 hàng năm, khi cây lúa chưa được thu, cây mì mới xuống gống, nhiều hộ rơi vào cảnh thiếu ăn. Cảnh nghèo đói diễn ra và lặp lại theo chu kỳ. Thế nhưng, từ ngày Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện vận động hội viên xây dựng mô hình “Kho thóc tình thương”, cái đói cơ bản đã được giải quyết. Đây là giải pháp hữu hiệu hỗ trợ đời sống cho người dân làng Hyêr mà không cần trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

 

Người dân làng Hyêr đồng tình ủng hộ mô hình “Kho thóc tình thương”. Ảnh: N.B
Người dân làng Hyêr đồng tình ủng hộ mô hình “Kho thóc tình thương”. Ảnh: N.B

Hình thức xây dựng và duy trì kho thóc đơn giản nhưng lại khá hiệu quả, hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh thực tế của các hộ trong làng. Chị Nang-Chi hội trưởng chi hội Phụ nữ làng Hyêr, cho biết: “Chúng tôi huy động mỗi hộ đóng góp 10 kg thóc vào “Kho thóc tình thương” của làng sau vụ gặt. Hộ nào đến mùa giáp hạt thiếu đói có thể mượn thóc ăn trước, đến mùa trả số thóc đã mượn và đóng thêm 10 kg như những hộ khác. Mọi người thấy mô hình thiết thực, ý nghĩa, lại tăng thêm tình đoàn kết nên rất tự giác, nhiệt tình tham gia. Năm vừa rồi, mô hình này đã đáp ứng đủ nhu cầu cho các hộ thiếu đói trong làng, không còn ai phải ra ngoài vay thóc, vay tiền với lãi suất cao nữa”.

Chị Vơl-một hộ nghèo trong làng từ nhiều năm nay vẫn phải sống trong cảnh chạy ăn từng bữa. Một mình chị phải đi làm nuôi mẹ già, người chồng hay đau ốm và 7 đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn. Với chị, kiếm đủ ăn đã khó chứ nào dám mong thoát nghèo. Chị Vơl cho biết lúc ngặt nghèo, chị còn phải đi vay “nóng” bên ngoài với lãi suất cao để giải quyết khó khăn trước mắt. Thế nhưng, từ khi có “Kho thóc tình thương”, không những chị mà một số hộ nghèo trong làng được san sẻ bớt khó khăn theo tinh thần “Lá lành đùm lá rách” của cộng đồng. Chị chia sẻ: “Từ ngày làng mở kho thóc, mình đỡ hẳn nỗi lo mùa giáp hạt. Không phải đi vay lãi, mình đỡ được gánh nặng”.

 

Chị Nang-Chi hội trưởng chi hội Phụ nữ làng Hyêr: “Cùng với các chương trình hỗ trợ thiết thực khác của Đảng và Nhà nước, công tác giảm nghèo của địa phương sẽ được triển khai thuận lợi hơn nhờ những mô hình thiết thực như thế này. Đây còn là mô hình để kết nối cộng đồng, giữ gìn truyền thống đoàn kết của người Bahnar”.

Cùng cảnh ngộ như chị Vơl, vì thế, khi làng mở kho thóc, gia đình chị Nhon tích cực tham gia ngay từ đầu. “Gia đình mình không có ruộng, rẫy, con thì đông. Ngoài đi làm thuê mình không biết làm gì khác để kiếm tiền. Mình đã tham gia đóng góp vào kho thóc của làng ngay từ đầu, bây giờ chưa cần nhưng đến lúc khó khăn, mình sẽ được làng tạo điều kiện cho vay lại”-chị Nhon nói. Hiệu quả thiết thực của kho thóc nhìn thấy rõ khi giúp nhiều gia đình vượt qua lúc khó khăn. Chính vì vậy, mô hình này có sức lan tỏa đến tất cả những hộ dân trong làng. Gia đình bà Nham mặc dù không thuộc diện khó khăn nhưng vẫn tự nguyện tham gia đóng góp. Bà nói từ ngày có kho thóc, bà học được tính tiết kiệm, mỗi năm bớt chút thóc của gia đình để đóng góp vào kho thóc chung, chia sẻ khó khăn với các gia đình khác.

Ngoài việc cho vay thóc cứu đói, “Kho thóc tình thương” của làng Hyêr còn làm được việc hữu ích nữa là bán số thóc dư thừa lấy tiền cho hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất. Mặc dù số tiền chưa nhiều, nhưng bước đầu mô hình này được người dân đồng lòng ủng hộ.

Nguyên Bình

Có thể bạn quan tâm

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

(GLO)- Ngày 11-4, Ban Thường trực Giáo hội Phật giáo huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cùng Nhóm Thiện nguyện tỉnh An Giang phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Phú Thiện, Chư Sê tổ chức khánh thành công trình giếng khoan cho các trường học và tặng quà cho người nghèo, học sinh khó khăn trên địa bàn.
Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

(GLO)- Hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN) với thông điệp "Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại", nhiều người dân ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tích cực tham gia HMTN. Việc làm của họ đã góp phần đáp ứng nhu cầu máu cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân.

“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

(GLO)- Nhà nghèo, nuôi 3 con nhỏ, lại thêm người chồng đột nhiên bị mù cả 2 mắt nên gánh nặng cơm áo hàng ngày càng đè lên đôi vai gầy của chị Rơ Châm Thủy (SN 1984, trú tại làng Kênh, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai).
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.
Chị Nguyễn Thị Tâm (bìa trái) cẩn thận đóng hũ từng suất ăn sáng trước khi phát cho bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

“Bữa sáng yêu thương” ở Trung tâm Y tế huyện Ia Pa

(GLO)- 7 năm gắn bó với công tác thiện nguyện, điều dưỡng Nguyễn Thị Tâm (Phòng Điều dưỡng-Trung tâm Y tế huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã nấu hàng ngàn suất ăn sáng cho bệnh nhân nghèo với mong muốn tiếp thêm động lực để người bệnh vượt qua khó khăn, yên tâm điều trị bệnh.