Khám phá hang động 'ngôn tình' trên vịnh Hạ Long

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Hang Trống là một trong những tuyệt tác của thiên nhiên ban tặng cho di sản thế giới vịnh Hạ Long.

Hang Trống, cùng với hang Trinh Nữ nằm trên đảo Bồ Hòn (vịnh Hạ Long), cách trung tâm TP.Hạ Long (Quảng Ninh) khoảng 12 km.

Đây là 2 hang có diện tích khá rộng, khoảng trên 300m2; mặt nền tương đối bằng phẳng và khô ráo. Ngoài ra những chùm nhũ đá từ trần hang rủ xuống tạo nên bức tranh thiên nhiên kỳ ảo.

Bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp nhìn từ hang Trống. Ảnh: Lã Nghĩa Hiếu

Bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp nhìn từ hang Trống. Ảnh: Lã Nghĩa Hiếu

Vào ngày nắng hay mưa, nếu đứng tại hang Trống nhìn ra ngoài, du khách được chứng kiến một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Một số du khách còn cho rằng, đứng trong hang động này ngắm nhìn di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long là khoảnh khắc may mắn của cuộc đời.

Du khách đắm say trước vẻ đẹp tại hang Trống. Ảnh: Lã Nghĩa Hiếu

Du khách đắm say trước vẻ đẹp tại hang Trống. Ảnh: Lã Nghĩa Hiếu

Theo Ban quản lý vịnh Hạ Long, tên gọi hang Trống xuất phát từ truyền thuyết tình cảm ướt lệ.

Truyền thuyết kể rằng, ngày xưa, ở làng vạn chài có một cô gái rất xinh đẹp. Vì nhà nghèo, gia đình cô phải đi làm thuê cho địa chủ trong vùng. Địa chủ thấy cô gái dễ mến bèn ép gả làm vợ bé nhưng cô không chịu vì đã có người yêu. Chàng trai khi đó đang ra khơi đánh cá để chuẩn bị cho đám cưới của hai người. Vì không thuyết phục được, địa chủ đã đày cô ra đảo hoang. Trải qua đêm mưa gió bão bùng cùng cái đói, cô gái kiệt sức và hóa đá. Nơi cô hóa đá về sau được gọi là hang Trinh Nữ.

Khung cảnh đẹp như bức tranh thủy mặc nhìn từ hang Trống. Ảnh: Lã Nghĩa Hiếu
Khung cảnh đẹp như bức tranh thủy mặc nhìn từ hang Trống. Ảnh: Lã Nghĩa Hiếu

Ngay giữa lòng hang hiện còn bức tượng người con gái bằng đá, nằm xõa mái tóc dài, mắt hướng ra khơi xa đang mỏi mòn chờ mong người yêu trở về.

Còn về chàng trai, đêm ấy, biết tin cô gặp nạn, chàng mải miết bơi thuyền đi tìm. Đến đêm, giông bão ập tới khiến thuyền của chàng trai vỡ nát, dạt lên một đảo hoang. Trong ánh chớp, chàng nhìn ra phía xa và nhận thấy người yêu đang vẫy gọi, nhưng những lời chàng đáp lại đã bị gió cuốn đi. Chàng trai đã dùng hòn đá đập vào vách núi báo cho nàng biết rằng chàng đã đến. Chàng gõ khi máu trên tay chảy đầm đìa, tới khi kiệt sức và cũng hóa đá. Nơi chàng trai hóa đá nay là hang Trống (còn gọi là hang Con Trai), cách hang Trinh Nữ khoảng 700 - 800 m về phía đối diện.

Tại cửa hang vẫn còn bức tượng chàng trai hóa đá đang quay mặt về phía hang Trinh Nữ. Những dấu tích của trận cuồng phong đêm đó như vẫn còn, ấy là những đổ vỡ của đất đá ngổn ngang trong hang, tiếng gió gầm gào qua vách đá và những bọt sóng tung lên trắng xóa…

Du khách khám phá hang Trinh Nữ nằm đối diện hang Trống. Ảnh: Lã Nghĩa Hiếu

Du khách khám phá hang Trinh Nữ nằm đối diện hang Trống. Ảnh: Lã Nghĩa Hiếu

Phía sau hang Trinh Nữ là một vụng nước tuyệt đẹp, với bãi tắm lặng sóng. Ảnh: Lã Nghĩa Hiếu

Phía sau hang Trinh Nữ là một vụng nước tuyệt đẹp, với bãi tắm lặng sóng. Ảnh: Lã Nghĩa Hiếu

Trong thời gian chiếm đóng vùng mỏ Quảng Ninh trước đây, khi lập bản đồ, mặc dù người Pháp đặt tên nhiều đảo theo theo cách riêng của họ, nhưng với hang Trinh Nữ, họ đã theo truyền thuyết của dân chài Hạ Long, đặt tên hang là La Vierge (hang Trinh Nữ).

Câu chuyện tình yêu có phần liêu trai ấy đã khiến nhiều du khách tò mò muốn một lần được khám phá hang Trinh Nữ.

Từ hang Trống nhìn ra vịnh Hạ Long. Ảnh: Lã Nghĩa Hiếu

Từ hang Trống nhìn ra vịnh Hạ Long. Ảnh: Lã Nghĩa Hiếu

Vào những ngày mưa bão, khi đi ngang qua, người dân nghe thấy tiếng gió đập vào vách hang như tiếng trống. Họ cho rằng đó là tượng trưng cho tình yêu, cho lời hẹn thề của đôi lứa.

Thạch nhũ kỳ ảo trên trần hang Trống. Ảnh: Lã Nghĩa Hiếu

Thạch nhũ kỳ ảo trên trần hang Trống. Ảnh: Lã Nghĩa Hiếu

Hang Trống rộng khoảng 300m2, với trần thạch nhũ độc đáo. Ảnh: Lã Nghĩa Hiếu

Hang Trống rộng khoảng 300m2, với trần thạch nhũ độc đáo. Ảnh: Lã Nghĩa Hiếu

Để đến được hang Trống ngắm nhìn tuyệt tác vịnh Hạ Long giờ đây du khách có thể thuê dịch vụ xuồng cao tốc, du thuyền cá nhân, mua vé tham quan tuyến số 2 để trải nghiệm khung cảnh hiếm có này.

Có thể bạn quan tâm

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

Mãn nhãn cùng hội hoa dã quỳ Chư Đang Ya

(GLO)- Qua 3 ngày đầu diễn ra với nhiều chương trình ý nghĩa (từ ngày 8 đến 10-11), Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya 2024 để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách về một vùng đất, một loài hoa đã góp phần làm nên biểu tượng của du lịch Gia Lai.